Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm

Ngày 23/08/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo các thống kê gần đây thì trẻ em dưới 10 tuổi mắc các bệnh về răng miệng khá cao, do đó các bậc cha mẹ nên giúp con trẻ có thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng mỗi ngày. Đặc biệt, việc vệ sinh chăm sóc răng miệng cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm là việc làm khá cần thiết giúp trẻ tránh được các vấn đề gây hại cho răng, hình thành thói quen tốt sau này.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm như thế nào là đúng cách? Lợi ích, cách vệ sinh răng miệng và những lưu ý trong việc chăm sóc răng miệng là những nội dung sẽ cung cấp cho bạn trong bài viết này. Mời các bạn đón đọc chi tiết bên dưới.

Lợi ích của vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

Vệ sinh răng miệng cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm rất quan trọng, nó giúp ích cho việc hình thành răng sữa và răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên nhiều bố mẹ đã bỏ qua việc vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này vì nghĩ là trẻ chưa ăn gì nhiều nên không cần thiết phải vệ sinh hằng ngày. Nhưng đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm, các bậc cha mẹ cần phải tạo thói quen cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời vì việc vệ sinh răng miệng mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Tạo thói quen vệ sinh chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
  • Hỗ trợ tốt cho việc mọc răng sữa, răng vĩnh viễn sau này,  tránh răng mọc lệch, không đều.
  • Ngăn ngừa và bảo vệ răng miệng, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn có hại còn đọng trên răng, hạn chế thấp nhất các nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
  • Giúp răng chắc khỏe, trắng bóng.

Cách vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

Tạo thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ nhỏ để trẻ có hàm răng chắc khỏe

Cách vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm

Vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm đúng cách cho từng giai đoạn của trẻ, cụ thể là: 

Bé chưa mọc răng

Mẹ có thể sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie để vệ sinh răng cho bé, đây là gạc được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với các dung dịch được tẩm sẵn trong gạc có chiết xuất an toàn lành tính từ lá hẹ, có tác dụng trị viêm nướu, tưa lưỡi, giúp kháng khuẩn, làm sạch từng kẽ răng và ngăn ngừa mảng bám.

Gạc răng miệng Dr.Papie được dùng trong các trường hợp như:

  • Vệ sinh hàng ngày làm sạch lưỡi, nướu, răng, miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tăng cường cơ chế tự bảo vệ cho lưỡi, nướu, răng, miệng giúp phòng chống những bệnh về răng miệng (như: Nấm miệng, tưa lưỡi, viêm nướu,...) giúp nướu khỏe trong thời kỳ trẻ mọc răng, chống sâu răng.

Bé đã mọc răng sữa 

Mẹ dùng bàn chải có lông thật mịn, đầu bàn chải ngắn nhúng vào nước lọc hoặc nước muối sinh lý để chải răng cho bé, chải kỹ toàn bộ các mặt của răng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Lưu ý để bàn chải nghiêng 45 độ so với răng, xoay tròn nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh làm tổn thương răng, nướu trẻ. Sau đó sử dụng gạc hoặc khăn mềm lau lại toàn bộ nướu và răng của trẻ một lần nữa.

Ở giai đoạn này, bé chưa ý thức được việc nhả bọt kem đánh răng nên ba mẹ cần cân nhắc khi cho trẻ sử dụng kem, bước đầu cần cho trẻ làm quen với việc đánh răng bằng kem bằng cách làm mẫu cho trẻ và chỉ sử dụng 1 lượng kem thật ít đến khi nào trẻ thành thạo việc nhả bọt thì hãy tăng lượng kem lên như quy định.

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm 2

Sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie để vệ sinh răng miệng cho trẻ

Những điều mẹ cần lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho trẻ

Muốn sau này trẻ có hàm răng trắng khỏe thì mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mẹ cần giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ khi còn nhỏ, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nhất là trước khi ngủ và sau khi ăn xong. Tạo không khí vui vẻ khi đánh răng để bé không cảm thấy việc đánh răng là ép buộc, nhàm chán.
  • Vệ sinh nướu, rơ lưỡi thường xuyên cho bé.
  • Sử dụng gạc đảm bảo vệ sinh, bàn chải đánh răng mềm để tránh làm tổn thương cũng như nhiễm khuẩn răng miệng.
  • Cho trẻ đi kiểm tra răng miệng theo định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu của viêm nhiễm, sâu răng để có biện pháp chữa trị và ngăn ngừa. Tuyệt đối không để đến khi trẻ bị sâu răng mới đưa đến nha sĩ.
  • Trẻ lớn hơn có thể tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám cũng như kẽ răng bên trong.
  • Thay bàn chải thường xuyên từ 2-3 tháng/lần hoặc bất cứ khi nào thấy bàn chải có dấu hiệu xơ cứng.
  • Cha mẹ và người thân không nên hôn trực tiếp vào miệng bé, không nếm thức ăn hay sữa của bé vì bệnh răng miệng có thể dễ dàng truyền qua đường miệng.
  • Tránh sử dụng chung đồ của trẻ như bàn chải, kem đánh răng, muỗng đũa, chén dĩa…
  • Nên thay bàn chải ngay sau mỗi đợt trẻ bị ốm vì khả năng vi khuẩn vẫn còn tồn tại trên bàn chải dễ gây tái phát.
  • Tốt nhất nên có 2 bàn chải cho trẻ để đảm bảo bàn chải của trẻ lúc nào cũng khô ráo khi sử dụng.
  • Không cho trẻ nằm để uống sữa vì khi nằm trẻ sẽ thường có xu hướng ngậm chắc núm vú, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho răng trẻ sau này bị mọc lệch.
  • Không để trẻ ngậm sữa trong miệng quá lâu vì việc này làm cho men răng của trẻ dễ bị hỏng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển gây ra các bệnh về răng miệng ở trẻ em.
  • Tập thói quen cho trẻ nhai đều 2 bên để tránh bị lệch hàm, khuôn mặt mất cân đối.
  • Chế biến thức ăn cho trẻ phải phù hợp với độ tuổi, tránh quá cứng hoặc quá mềm.

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm 3

Rơ lưỡi thường xuyên là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc răng miệng ở trẻ nhỏ

Việc vệ sinh răng miệng rất cần thiết cho trẻ, nhất là trẻ trong độ tuổi ăn dặm, điều này không chỉ giúp trẻ có một hàm răng đẹp, chắc khỏe mà còn giúp trẻ hình thành được thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Hy vọng bài viết về cách vệ sinh răng miệng cho bé trong tuổi ăn dặm trên đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích trong hành trình nuôi dạy con của bạn.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm