Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm khuẩn H.P là một trong những dạng nhiễm khuẩn phổ biến nhất hiện nay, chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Vi khuẩn HP khi đi vào cơ thể sẽ giải phóng enzyme, chất độc và có thể dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy vi khuẩn H.P gây bệnh tiêu hóa nào và có lây không?
Vi khuẩn H.P trong dạ dày là nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày. Việc hiểu đúng và nắm rõ các triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn H.P sẽ giúp phát hiện sớm cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy vi khuẩn H.P gây bệnh tiêu hóa gì và lây qua đường nào?
Vi khuẩn H.P dạ dày (Helicobacter pylori) là một loại trực khuẩn có khả năng sống và phát triển ở lớp nhầy trên niêm mạc dạ dày. Để tồn tại, vi khuẩn này sẽ tiết ra enzyme urease để trung hòa nồng độ acid cao trong dạ dày. Vi khuẩn này được phát hiện vào những năm 1980 và đã trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa.
Vi khuẩn này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm nhiễm hay viêm dạ dày mãn tính. Những tổn thương này có thể gây ra nhiều vấn đề nhiễm trùng khác trong dạ dày loét, xuất huyết dạ dày. Bệnh thường có diễn tiến âm thầm mà không xuất hiện một dấu hiệu đặc biệt nào và có thể tồn tại suốt đời. Trong một số ít trường hợp có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.
Gần đây, một số nghiên cứu đã có thấy có đến hơn 70% dân số Việt Nam dương tính với vi khuẩn H.P. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bị tổn thương dạ dày. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn này đều không có triệu chứng cụ thể. Chỉ khoảng 20% trong số đó có biểu hiện nóng rát thượng vị và đau bụng âm ỉ.
Trong một số trường hợp, vi khuẩn H.P hoạt động như vi khuẩn cộng sinh, giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng trào ngược và bệnh dị ứng, hạn chế nhiễm trùng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi vi khuẩn HP xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ giải phóng enzyme và chất độc, kích hoạt miễn dịch; làm cho lớp nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng bị suy yếu; kích thích sản xuất axit dạ dày. Điều này khiến tế bào niêm mạc ống tiêu hóa bị tổn thương và ăn mòn, dẫn đến nhiều bệnh như:
Nhiễm khuẩn H.P dương tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm dạ dày. Quá trình hoạt động của vi khuẩn này sẽ dần bào mòn lớp niêm mạc thành dạ dày và dẫn đến tổn thương. Viêm dạ dày cấp thường khởi phát đột ngột với các cơn đau quặn kèm theo các triệu chứng điển hình như nóng rát vùng thượng vị về đêm hoặc sau ăn, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, buồn nôn và nôn. Trong các trường hợp viêm nặng, có thể gây ra xuất huyết dạ dày và viêm teo niêm mạc ống tiêu hóa.
Vi khuẩn HP cũng tiết ra enzyme có khả năng bào mòn lớp nhầy bảo vệ, làm giảm khả năng sản xuất chất nhầy, tạo điều kiện cho axit dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới. Từ đó, làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tá tràng, lâu dần sẽ dẫn đến loét.
Quá trình nội soi dạ dày có thể thấy được ổ loét dạ dày, tá tràng. Bệnh gây ra triệu chứng đau ở vùng thượng vị khi đói, sau ăn hoặc về đêm; chướng bụng; buồn nôn và nôn. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể đi ngoài ra phân đen hoặc lẫn máu, nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra thủng dạ dày, tá tràng.
Theo các chuyên gia, có đến 20% các trường hợp loét dạ dày và tá tràng không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, thường được gọi là "ổ loét câm". Nhiều người bệnh thường không biết mình mắc bệnh cho đến khi xuất hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày và tá tràng.
Ngoài ra, triệu chứng khó tiêu gây ra do vi khuẩn HP bao gồm đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ hơi, đầy hơi và cảm giác no sau bữa ăn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong một thời gian dài hoặc thỉnh thoảng.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng, vi khuẩn H.P còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Chất độc mà vi khuẩn này tiết ra sẽ gây viêm và loét niêm mạc dạ dày. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương cho các tế bào biểu mô dạ dày, mất ổn định cấu trúc và viêm teo niêm mạc dạ dày. Trong đó, viêm teo niêm mạc dạ dày có thể tiến triển thành dị sản ruột, ung thư dạ dày hoặc ung thư lympho niêm mạc dạ dày.
Người mắc viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc dị sản ruột, dù đã được điều trị triệt để vi khuẩn nhưng vẫn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vi khuẩn HP đều gây ra loét dạ dày và ung thư dạ dày; chỉ một số loại có gene CagA độc lực cao mới tăng khả năng mắc ung thư.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Vi khuẩn HP lây qua đường nào? Thông thường, vi khuẩn có thể tồn tại và lây truyền qua đường tiếp xúc với nước bọt, nước tiểu, dịch tiêu hóa của người nhiễm khuẩn. Các hình thức lây truyền thông thường bao gồm:
Theo các chuyên gia, vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày, khoang miệng, thậm chí là bên ngoài môi trường. Một số trường hợp không gây ra triệu chứng mà tiến triển âm thầm thành ung thư dạ dày. Vì vậy, mọi người nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh biến chứng cũng như lây nhiễm cho người xung quanh. Hy vọng những thông tin chia sẻ về bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được vi khuẩn H.P gây bệnh tiêu hóa gì nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.