Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là sau khi ngủ dậy. Đây có thể là biểu hiện của một trong những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp… Bệnh nhân cần làm gì nếu mắc phải bệnh lý đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy?
Đau khớp ngón tay có thể do nhiều nguyên nhân. Người bệnh phần lớn bị đau và cứng khớp do viêm nhưng mức độ thường nhẹ, áp dụng biện pháp chăm sóc là sẽ cải thiện được. Tuy nhiên người bệnh cần thăm khám và điều trị nếu tình trạng đau ngày càng tiến triển. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị chuyên sâu nhằm giúp kiểm soát tình trạng viêm, đau; cải thiện triệu chứng cũng như ngăn bệnh tái phát hay gây biến chứng.
Cứng và đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy là tình trạng các khớp ngón tay co cứng, khó cử động vào buổi sáng kèm theo cảm giác đau nhức. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng 15 - 30 phút, sau khi xoa bóp, massage vận động nhẹ nhàng thì người bệnh mới có thể cử động lại bình thường.
Khi mắc phải vấn đề với khớp ngón tay, chắc chắn người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, gây hạn chế các chuyển động cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Tùy nguyên nhân mà cơn đau và cứng khớp xảy ra ở một hoặc nhiều ngón tay, mức độ nhẹ hoặc nặng, ngắn hoặc dài hạn khác nhau.
Đôi khi, triệu chứng cứng và đau khớp ngón tay còn xuất hiện đồng thời với cứng khớp ở một số vị trí khác trên cơ thể, ví dụ như cứng khớp gối, khớp khuỷu tay, cổ tay…
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy, điển hình là do một số bệnh lý xương khớp hoặc thiếu hụt khoáng chất quan trọng như canxi.
Hầu hết tình trạng đau và cứng khớp ngón tay không quá nghiêm trọng và thường sau 30 phút sẽ tự giảm. Người bệnh có thể chủ động áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà (xoa bóp, chườm ấm…) là sẽ cải thiện và ngăn ngừa được triệu chứng.
Nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, sưng đau và cứng khớp ngón tay do bệnh tự miễn hoặc viêm nặng, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp ức chế miễn dịch, kiểm soát viêm và giảm nhẹ triệu chứng.
Bệnh nhân cần điều trị sớm để chấm dứt tình trạng đau bởi nếu không điều trị có thể khiến viêm đau khớp phát triển, tái diễn nhiều lần kèm theo đau nhức, khớp sưng đỏ. Ở mức độ càng nặng thì người bệnh sẽ càng bị hạn chế phạm vi và khả năng vận động, thậm chí các khớp ngón tay còn bị biến dạng.
Khi đi khám, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra lâm sàng (triệu chứng và tổn thương thực thể, tiền sử bệnh/ chấn thương) để đánh giá tình trạng. Nếu cần thiết, một số xét nghiệm hình ảnh sẽ được tiến hành để xác định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng: Xét nghiệm máu (kiểm tra yếu tố viêm), chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Sau chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số biện pháp chăm sóc và điều trị y tế nếu cần thiết:
Sau khi ngủ dậy, chưa vội rời khỏi giường, người bệnh cần vận động từ từ và nhẹ nhàng, không duỗi hoặc kéo các khớp đang bị cứng. Tốt nhất nên chuyển động khớp theo chuyển động tròn, mở rộng hoặc uốn cong các khớp để giúp thư giãn khớp xương, tăng lưu thông máu, làm nóng khớp. Điều này rất hiệu quả trong việc làm giảm nhẹ tình trạng đau và cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.
Sau vài phút khởi động và thư giãn khớp, người bệnh có thể thực hiện động tác kéo giãn để tăng phạm vi chuyển động: Kéo căng từng khớp bị ảnh hưởng (lưu ý làm thật chậm rãi, tránh kéo căng), giữ trong 30 giây. Lặp lại động tác này từ 2 – 3 lần.
Người bệnh có thể tắm nước ấm vào buổi sáng hoặc đắp một chiếc khăn ấm lên bàn tay để giúp giảm bớt tình trạng đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy. Liệu pháp nhiệt này có tác dụng thư giãn các khớp xương và mô mềm, tăng lưu thông máu tại chỗ. Mặt khác còn giúp xoa dịu cơn đau, giảm cứng và lỏng khớp, tăng phạm vi hoạt động.
Việc sử dụng túi chườm nóng nên được thực hiện đều đặn 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần làm trong khoảng từ 10 – 20 phút sẽ dễ chịu hơn.
Xoa bóp cũng là một biện pháp giúp giảm đau khớp ngón tay rất hiệu quả. Các khớp bị ảnh hưởng sẽ được thư giãn, tăng lưu thông máu, nới lỏng, giảm co thắt và cải thiện tính linh hoạt cho các khớp.
Bệnh nhân thực hiện động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, không nôn nóng hay dùng lực quá mạnh sẽ làm kích thích cơn đau.
Dinh dưỡng là điều cần thiết giúp cơ thể lẫn hệ xương khớp được khỏe mạnh. Với bệnh nhân bị đau khớp ngón tay, một bữa ăn sáng nhẹ nhàng và bổ dưỡng lại càng hữu ích hơn khi giúp chống viêm và giảm đau, cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động.
Ngoài ra, thực đơn hàng ngày cũng nên đa dạng, lành mạnh và giàu dưỡng chất, khoáng chất như canxi, omega-3, vitamin C, dầu ô liu, tỏi, gừng...
Dựa trên mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc để điều trị đau khớp ngón tay:
Nếu có thói quen nắm chặt các ngón tay khi ngủ, các khớp có thể chịu nhiều áp lực và căng gây đau vào buổi sáng. Đối với trường hợp này, bệnh nhân được cung cấp một thanh nẹp giúp giữ các ngón tay ở tư thế nghỉ trong khi ngủ để giảm đau và giảm nguy cơ đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.
Vật lý trị liệu phù hợp với những bệnh nhân bị đau và cứng do khớp bị viêm hoặc tổn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để cải thiện sức cơ, khả năng cử động và tính linh hoạt cho khớp. Nhờ đó, tình trạng đau khớp ngón tay sẽ được cải thiện.
Ngoài tập vật lý trị liệu, massage trị liệu hoặc nhiệt trị liệu có thể được áp dụng thêm để mang đến cảm giác thư giãn tối đa cho người bệnh.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.