Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao bột trà xanh đôi khi bị đổi sang màu đen và liệu điều này có phải dấu hiệu của việc bột trà xanh đã bị hư hay không. Hãy cùng tìm rõ nguyên nhân vì sao bột trà xanh bị đen trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Bột trà xanh thông thường có màu xanh lá đậm và hương vị đặc trưng thường được dùng làm nguyên liệu trong ẩm thực và chăm sóc sức khỏe của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người dùng bỗng phát hiện bột trà xanh của mình chuyển sang màu đen, gây ra không ít lo lắng và thắc mắc. Vì sao bột trà xanh bị đen? Có phải bột trà xanh bị hư hay không?
Bột trà xanh là sản phẩm được nghiền mịn từ 70% lá trà non và 30% búp trà, thông qua một quy trình nghiêm ngặt gồm các bước như hái trà, giữ nguyên gân lá, sấy khô và nghiền bằng máy công nghiệp hiện đại. Loại bột này đã xuất hiện từ rất lâu đời, được biết đến như một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt phổ biến tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi nhắc đến bột trà xanh, nhiều người lại liên tưởng ngay đến Nhật Bản, nơi nổi tiếng với bột matcha – một phiên bản đặc biệt của bột trà xanh.
Sự phổ biến của bột trà xanh tại Nhật Bản phần lớn nhờ công lao của nhà sư Eisai (1141 - 1215), người sáng lập giáo phái Lâm Tế của Thiền Phật giáo. Vị sư này đã đưa bột trà xanh đến gần hơn với các tầng lớp nhân dân. Ông đã chứng minh nhiều lợi ích của trà xanh đối với sức khỏe, giúp thức uống này trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.
Cuối thế kỷ 12, nghệ thuật pha trà "tencha" ra đời, chính sư Eisai là người giới thiệu cách pha chế từ bột trà xanh mịn. Khi trở về Nhật Bản sau chuyến du học tại Trung Quốc, ông mang theo hạt giống trà và bắt đầu nhân giống rộng rãi khắp đất nước.
Kể từ đó, bột trà xanh đặc biệt là loại matcha thượng hạng, đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi lễ tôn giáo tại các tu viện Phật giáo Nhật Bản.
Quan sát bên ngoài:
Khi chọn mua bột trà xanh, hãy chú ý quan sát kỹ bên ngoài. Bột trà xanh nguyên chất thường có kết cấu tơi, mềm mịn, không bị vón cục và khô ráo. Ngược lại, bột trà xanh giả thường có kết cấu không đều, hơi ẩm ướt và dễ bị vón cục. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua sản phẩm từ các nhà cung cấp uy tín, có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng ngay từ lần đầu tiên.
Hương thơm:
Mùi hương của bột trà xanh nguyên chất là một trong những cách dễ nhận biết nhất. Bột thật sẽ có hương thơm dịu nhẹ, hơi đắng và đặc trưng của lá trà xanh. Ngược lại, bột trà xanh giả thường được pha trộn thêm hương liệu, khiến mùi thơm trở nên quá nồng và không tự nhiên. Ngay cả khi đã pha với nước, hương thơm của bột giả vẫn rất đậm và mạnh.
Mùi vị:
Bạn có thể pha thử một ít bột trà xanh với nước để kiểm tra mùi vị. Bột trà xanh nguyên chất sẽ mang lại hương thơm thanh thoát, vị chát nhẹ trên đầu lưỡi mà không có hậu ngọt. Trong khi đó, bột giả thường không có vị chát đậm hoặc có thể kèm theo vị ngọt nhân tạo.
Màu sắc:
Bột trà xanh nguyên chất có màu xanh lục sẫm, đôi khi có chút vàng nhạt do quy trình sấy nhiệt có thể làm thay đổi màu sắc của lá trà. Ngược lại, bột giả thường giữ màu xanh tươi sáng quá mức, vì đã được bổ sung thêm các chất tạo màu không tự nhiên.
Độ mịn:
Bột trà xanh nguyên chất thường có độ thô hơn do quá trình nghiền lá trà cùng với phần gân và cuống lá. Nếu bột trà quá mịn, đồng đều và nhuyễn hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bột giả.
Bột trà xanh đạt chuẩn phải có màu xanh lục tươi sáng, do lá trà được phơi và xay đúng cách. Loại bột này thường được làm từ lá trà xanh mọc tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời và khi xay, người ta giữ nguyên cả cuống và gân lá để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng. Kết cấu của bột trà xanh chất lượng cao rất mịn, khô ráo, không bị vón cục hay ẩm ướt, và đặc biệt là giữ được màu sắc tươi sáng đặc trưng.
Cách xay không đúng:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bột trà xanh có thể bị đen hoặc sậm màu hơn so với tiêu chuẩn, và điều này thường xuất phát từ các nguyên nhân liên quan đến quy trình sản xuất hoặc bảo quản không đúng cách. Một trong những nguyên nhân chính là do quá trình xay không chính xác, làm mất đi hàm lượng diệp lục trong lá trà. Diệp lục chính là thành phần tạo nên màu xanh đặc trưng của trà xanh, khi bị phá hủy hoặc giảm đi, bột sẽ có màu tối hơn, chuyển sang nâu hoặc đen.
Phơi lá trà không đủ nắng:
Ngoài ra, việc phơi lá trà không đúng cách, chẳng hạn như phơi trong điều kiện thiếu ánh nắng hoặc không đủ nhiệt độ, cũng có thể làm giảm chất lượng của bột trà. Ánh nắng mặt trời và nhiệt độ đủ mạnh không chỉ giúp làm khô lá trà mà còn giữ cho các hợp chất có lợi như diệp lục, vitamin và chất chống oxy hóa không bị phân hủy. Nếu lá trà không được phơi đủ tiêu chuẩn, bột trà xanh sẽ mất màu sắc tự nhiên và có nguy cơ bị đen.
Bảo quản không đúng cách:
Cuối cùng, một yếu tố không thể bỏ qua là hạn sử dụng của bột trà xanh. Bột trà xanh khi hết hạn hoặc được bảo quản trong môi trường ẩm, không thoáng khí, sẽ dần mất đi màu xanh và trở nên sẫm màu. Quá trình oxy hóa làm giảm giá trị dinh dưỡng, đồng thời khiến bột trở nên đen và không còn mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Bột trà xanh bị đen có thể là dấu hiệu bị hư hoặc giảm chất lượng, nhưng cũng có thể do quy trình sản xuất không đạt chuẩn. Để tránh bột trà xanh bị đen, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm từ những nhà sản xuất uy tín, kiểm tra kỹ nguồn gốc và cách bảo quản sản phẩm.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.