Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Vì sao có cảm xúc giận dữ và cách kiểm soát cơn giận như thế nào?

Ngày 19/02/2024
Kích thước chữ

Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài những cảm xúc vui vẻ, chúng ta thường xuyên trải qua sự thất vọng, tức giận. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn làm tổn thương người khác, có những tổn thương do sự giận dữ khó lành và khiến người ta phải hối hận rất lâu.

Giận dữ là một phản ứng tự nhiên trước những tình huống tiêu cực và đôi khi là một lối thoát lành mạnh để bày tỏ cảm xúc của bạn về điều gì đó khiến bạn tổn thương. Tuy nhiên, sự tức giận có thể trở thành vấn đề nếu bạn thường xuyên cảm thấy thù địch mà không có lý do, hoặc khi cơn tức giận của bạn trở nên quá mức, không thể kiểm soát và dẫn đến bạo lực.

Giận dữ là cảm xúc như thế nào?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, họ định nghĩa cảm xúc tức giận là những thay đổi trạng thái khác nhau tùy theo cường độ và mức độ, từ hơi hơi khó chịu đến cảm giác bực mình, cáu kỉnh, đến mức điên tiết và phẫn nộ.

Khi trạng thái cảm xúc của chúng ta thay đổi cũng kéo theo những thay đổi sinh học như nhịp tim tăng, nhiệt độ cơ thể tăng, huyết áp tăng và một số chỉ số hormone cũng sẽ tăng nhanh.

vi-sao-co-cam-xuc-gian-du-va-cach-kiem-soat-con-gian-nhu-the-nao 1.jpg
Cảm xúc tức giận là những thay đổi trạng thái khác nhau tùy theo cường độ và mức độ

Cảm xúc giận dữ thể hiện như thế nào?

Là bản năng tự nhiên nhất của con người, sự giận dữ luôn tồn tại trong trái tim mỗi chúng ta. Đây là một phản ứng mạnh mẽ khi bộ não của chúng ta phân tích điều gì đó dưới dạng cảm giác không hài lòng, thỏa đáng, cảm thấy sự nguy hiểm. Tuy nhiên, trạng thái cảm xúc giận dữ không phải lúc nào cũng xấu. Nó thể hiện cá tính, khả năng phòng thủ, tinh thần chiến đấu của bạn.

Cảm xúc giận dữ không được thể hiện ra bên ngoài. Có thể cảm xúc tức giận không được thể hiện rõ ràng do nhiều yếu tố bên ngoài nhưng nó có thể được thể hiện thông qua một số hành động gián tiếp. Ví dụ, sự tức giận được thể hiện một cách gián tiếp thông qua những lời than phiền, nói xấu, chỉ trích.., đối với người thứ ba.

vi-sao-co-cam-xuc-gian-du-va-cach-kiem-soat-con-gian-nhu-the-nao.jpg
Cảm xúc giận dữ thể hiện cá tính và tinh thần của bạn

Cảm xúc giận dữ được thể hiện khi một người có cảm xúc này trực tiếp đối mặt với hành vi bị ảnh hưởng. Nó được thể hiện một cách mạnh mẽ từ hành động từ thấp đến cao như cãi vã, đập phá đồ đạc, hay tệ hơn là làm bị thương người khác, hoặc thẳng thừng làm tổn thương khiến họ không kiềm chế được cơn nóng giận của mình.

Ảnh hưởng của việc kìm nén cơn giận dữ lâu ngày

Như vậy, bạn đã phần nào hiểu được tại sao lại có cảm giác giận dữ. Khi bạn cảm thấy tức giận và không thể bày tỏ nó, hãy giải quyết nó. Nếu trạng thái cảm xúc này ngày càng chìm sâu hơn, nó có thể dễ dàng tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Lúc này bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái rối loạn tinh thần, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Giận dữ có thể làm xấu đi các mối quan hệ xã hội, điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng trong suy nghĩ và hành vi.

vi-sao-co-cam-xuc-gian-du-va-cach-kiem-soat-con-gian-nhu-the-nao 2.jpg
Giận dữ có thể làm xấu đi các mối quan hệ xã hội

Ngoài ra, nó có thể dẫn đến huyết áp cao, căng thẳng nghiêm trọng, đau đầu thường xuyên và rối loạn về việc kiểm soát cảm xúc.

Cách kiểm soát cơn giận dữ hiệu quả

Một khi chúng ta hiểu tại sao chúng ta cảm thấy tức giận, chúng ta có thể biết nó đến từ đâu. Vì vậy, chúng ta sẽ dễ dàng thực hành việc kiểm soát cơn giận của mình hơn. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn phần nào trong việc kiểm soát cơn giận của mình. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được cách xử lý các tình huống trong công việc và cuộc sống.

Thay đổi cấu trúc tư duy và ý thức

Thay đổi cấu trúc suy nghĩ và ý thức đơn giản có nghĩa là thay đổi cách bạn suy nghĩ. Khi có điều gì xấu xảy ra với bản thân, họ có xu hướng chửi thề, chửi bậy. Bước đầu tiên là hãy thay đổi những câu từ xuất phát khi giận dữ và hạn chế chửi thề, chửi bậy.

Khi bạn tức giận, hãy luôn tự nhủ rằng sự tức giận sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Hãy suy nghĩ lại về tình huống này và xem liệu bạn có thể bày tỏ sự cảm thông hoặc thấu hiểu theo cách tích cực hơn hay không. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt những cảm xúc tiêu cực mà còn giúp bạn nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề công việc hoặc xã hội.

Tập thiền điều hòa hơi thở

Trong yoga có một môn thiền riêng. Thiền giúp kiểm soát hơi thở, từ đó điều chỉnh và sắp xếp lại suy nghĩ của chúng ta. Tập thở sâu cũng có thể giúp bạn điều chỉnh nhịp thở chậm hơn, đều hơn, giúp tim khỏe hơn.

Khi tập bộ môn thiền định, hãy tập tưởng tượng những khung cảnh khiến tâm trí gạt bỏ lo âu và hướng tới trạng thái tinh khiết, trong lành hơn.

vi-sao-co-cam-xuc-gian-du-va-cach-kiem-soat-con-gian-nhu-the-nao 3.jpg
Thiền giúp kiểm soát hơi thở, từ đó điều chỉnh và sắp xếp lại suy nghĩ của chúng ta

Tạm thời né tránh và chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện

Giả sử bạn có mâu thuẫn với đồng nghiệp, bạn thân hoặc người thân, hãy tạm thời né tránh nhé. Né tránh chắc chắn không phải là điều tốt nhưng khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, một bên nên tạm ngưng nếu không muốn mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn.

Cả hai bên nên dành đủ thời gian để bình tĩnh lại trạng thái cảm xúc, suy nghĩ lại và cũng dành thời gian đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương. Từ đó, tìm thời điểm hoàn hảo để cả hai bên nói chuyện thẳng thắn về hành động và quan điểm của mình.

Tất nhiên, không phải ai cũng quản lý tốt trạng thái cảm xúc của mình. Có thể có một số người mạnh mẽ, luôn suy nghĩ tích cực nhưng không hẳn họ là người có thể kiềm chế tốt cơn giận của mình. Và không phải ai cũng có thể kiểm soát được trạng thái của chính mình. Mặc dù qua bài viết này bạn cũng có thể hiểu tại sao mọi người lại cảm thấy giận dữ và sự tức giận của họ đến từ đâu. Nhưng nếu vẫn không thể kiểm soát được chúng thì lúc này bạn cần tìm đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc một chuyên gia tư vấn tâm lý có chuyên môn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.