Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc theo dõi huyết áp thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là ở những người có tiền sử bị bệnh về tim mạch. Tuy nhiên khi đo huyết áp ở 2 tay nhiều người nhận ra có sự chênh lệch giữa các chỉ số, điều này khiến họ lo ngại rằng sự chênh lệch này sẽ liên quan đến bệnh lý nguy hiểm. Và không biết chỉ số bên tay nào sẽ đúng?
Chênh lệch huyết áp 2 tay là tình trạng thường gặp khi đo huyết áp. Có nhiều nguyên nhân khiến huyết áp ở 2 tay có sự chênh lệch. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Cách duy nhất để xác định chính xác chỉ số huyết áp của bạn là kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp. Khi nắm được các chỉ số, bạn sẽ kiểm soát được lượng huyết áp của mình tốt hơn.
Chỉ số huyết áp bình thường đối với 1 người là khi:
Tại sao khi đo huyết áp, người ta thường đo ở cánh tay? Bạn hãy tưởng tượng hệ thống mạch máu của cơ thể là một bình chứa chất lỏng, áp suất của chất lỏng sẽ tăng lên theo chiều sâu của bình. Do đó, máu ở bắp chân sâu hơn máu ở cánh tay nên áp suất sẽ cao hơn. Thường người ta sẽ đo huyết áp ở cánh tay vì cánh tay nằm ngang với tim, người đo đặt cánh tay trên bàn ngang với tầm ngực để mức độ chính xác cao hơn.
Kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp
Khi đo, huyết áp ở 2 tay chênh lệch với nhau nên nhiều người đặt ra câu hỏi là nên lấy kết quả đo của tay nào. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên mọi người nên đo huyết áp cả 2 tay trong một vài lần. Nếu huyết áp ở tay trái cao hơn so với tay phải thì bạn nên tiếp tục đo huyết áp ở tay trái vào những lần tiếp theo. Nếu chỉ số huyết áp ở tay phải cao hơn so với tay trái thì bạn tiếp tục đo huyết áp ở tay này, như vậy sự đồng nhất trong quá trình đo sẽ cho ra kết quả chính xác cao hơn.
Nếu đã thay đổi luân phiên mà vẫn có sự chênh lệch lớn khi đo huyết áp ở 2 tay thì bạn nên kiểm tra lại thao tác đo huyết áp để đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đúng các thao tác khi đo. Nếu đo nhiều lần nhưng kết quả vẫn chênh lệch lớn huyết áp giữa 2 tay thì bạn nên đi khám vì có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, khi đo huyết áp ở 2 tay có thể sẽ bị chênh lệch nhẹ hoặc bằng nhau. Đây là tình trạng thường gặp ở người bình thường, không có bệnh lý gì liên quan đến huyết áp. Đối với những trường hợp bình thường, huyết áp giữa 2 tay khác nhau sẽ có mức chênh lệch không quá 10mmHg.
Nếu huyết áp 2 tay không đều và chênh lệch lớn hơn 10mmHg thì có thể cơ thể bạn đang bị rối loạn, rất có thể là tay có huyết áp thấp hơn có sự giảm lưu lượng máu, khi đó, người bệnh cần được thăm khám để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng bất thường này.
Khi đo huyết áp ở 2 tay có thể sẽ bị chênh lệch nhẹ hoặc bằng nhau
Nhiều chuyên gia đã chứng minh rằng sự chênh lệch huyết áp giữa 2 tay có liên quan đến tình trạng sức khỏe đang có dấu hiệu bất thường. Sự chênh lệch càng cao giữa 2 cánh tay thì nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao. Do đó, việc xác định chỉ số huyết áp ở 2 tay là vô cùng quan trọng.
Theo lý thuyết, khi đo huyết áp ở tay trái hoặc tay phải đều cho kết quả như nhau. Tuy nhiên, trên thực tế huyết áp ở tay phải sẽ cao hơn ở tay trái một ít hoặc có trường hợp tay trái cao hơn tay phải 1 ít. Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do huyết áp bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xung quanh và môi trường bên ngoài. Chẳng hạn như băng đeo tay buộc ở tay trái chặt hơn tay phải hay tâm lý người bệnh bị thay đổi khi đo ở mỗi bên.
Bên cạnh đó còn do cấu trúc giải phẫu nên thường kết quả huyết áp ở tay phải sẽ cao hơn tay trái. Nguyên nhân là do hệ thống động mạch bên phải xuất phát từ thân động mạch cánh tay đầu, đây là vị trí gần tim hơn so với tay trái nên khi tim co bóp, hệ động mạch bên tay phải có áp suất hơi cao hơn nên huyết áp cũng cao hơn so với bên trái.
Đối với những trường hợp bất thường, huyết áp tay phải sẽ cao hơn tay trái trên 10mmHg. Cơ chế bệnh lý có thể là do hệ thống động mạch ở tay phải bị thu hẹp do xơ vữa, chấn thương,... sức cản ngoại biên kéo theo huyết áp cao hơn so với tay trái.
Máy đo huyết áp bắp tay tự động Microlife B3 BT Bluetooth là một loại máy đo huyết áp, nhịp tim cho người bệnh. Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ sử dụng, cho ra kết quả chuẩn xác bằng cách nhấn nút MAM trên máy. Máy đo huyết áp này được tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng nên bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sử dụng. Với công nghệ SmartMAM là 2 lần đo được thực hiện tự động liên tiếp nhau, sau đó kết quả sẽ được máy phân tích và hiển thị.
Một số tính năng nổi bật của máy đo huyết áp mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
Máy đo huyết áp bắp tay tự động Microlife B3 BT Bluetooth
Như vậy, với những thông tin mà nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự chênh lệch huyết áp ở 2 tay, không quá hoang mang khi nhận được kết quả đo như vậy. Khi có sự chênh lệch lớn khi đo ở 2 tay thì bạn nên đi khám để kịp thời phát hiện những vấn đề về huyết áp của mình từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.