Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nghe có vẻ lạ nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy trẻ thường bị hăm tã vào mùa đông. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn không cần quá lo lắng với tình trạng này, nếu nắm được nguyên nhân của việc hăm tã thì việc chăm sóc để cải thiện tình hình đau rát và quấy khóc ở trẻ sẽ dễ hơn rất nhiều.
Vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hơn, vì vậy hăm tã ở trẻ thường khó khỏi và khó điều trị hơn. Nếu chăm sóc không đúng cách, tình trạng hăm tã có thể khiến trẻ dễ dàng bị mắc các bệnh ngoài da khác như: Khô da, ngứa, và vảy nến.
Trẻ nhỏ vào mùa đông sức đề kháng thường yếu đi nếu không được bảo vệ tốt có nguy cơ nhiễm phải các virus có hại, gây suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Khi mắc bệnh, trẻ cần sử dụng thuốc để giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, khiến hăm tã lót do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thời tiết lạnh còn có tác động trực tiếp đến làn da nhạy cảm của trẻ. Khi thời tiết khô hanh, lớp màng bảo vệ tự nhiên trên bề mặt da giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ tổn thương da, nứt nẻ và khô ráp. Do đó, trong mùa đông, trẻ em dễ bị hăm tã hơn so với những thời điểm khác.
Mùa đông khiến da trẻ hanh khô nên sẽ dễ bị hăm tã hơn
Để giữ ấm cho trẻ trong mùa đông, các mẹ thường mặc cho bé nhiều quần áo và thường đóng bỉm dày suốt cả ngày. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Nhiều trường hợp, bé không có đủ thời gian để thở và phải tiếp xúc với tã lót ẩm ướt, chất thải và không khí hầm bí cả ngày, dẫn đến tình trạng hăm da.
Thời tiết khô hanh thường khiến trẻ khó chịu hơn, thậm chí quấy khóc ngay cả khi được thay tã. Điều này khiến các bậc phụ huynh ngại thay tã cho bé thường xuyên và sợ bé sẽ đi vệ sinh ra quần áo, chăn ga làm cho việc giặt giũ trong mùa đông trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, việc không thay tã và để bé tiếp xúc với nước tiểu và không gian chật chội quá lâu có thể dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ.
Trong mùa đông, nhiều mẹ thường có thói quen sử dụng tã dày, quấn chặt tã và cho bé mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm. Tuy nhiên, việc làm này hoàn toàn không đúng vì vùng da mặc tã sẽ bị áp lực, không thở được, dẫn đến nguy cơ bị hăm tã tăng lên.
Sử dụng tã quá dày vào mùa đông vô tình khiến trẻ dễ bị hăm tã
Để bảo vệ sức khỏe của bé, việc sử dụng tã, bỉm kém chất lượng cần được tránh xa. Không nên chọn tã quá dày, bởi chúng có thể không thấm hút tốt, làm cho da bé ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hăm phát triển. Ngoài ra, các loại bỉm chứa chất tạo màu hoặc tạo mùi nên được tránh, bởi chúng có thể gây kích ứng và khiến bé bị hăm tã nặng hơn.
Thường thì chứng hăm tã ở trẻ trong mùa đông không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày nếu được vệ sinh đúng cách và xử lý kịp thời để tránh lây lan. Nếu bé bị hăm tã ở cấp độ 1, 2, 3, các triệu chứng thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bé bị hăm tã ở cấp độ 4 và 5 có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Khi trẻ bị hăm tã ở cấp độ 4 và 5 có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm
Cách vệ sinh vùng da hăm tã cho trẻ vào mùa đông đúng cách như sau:
Để vùng bị hăm của trẻ nhanh khỏi, mẹ có thể cân nhắc sử dụng kem bôi Procream 30g giúp hỗ trợ điều trị hăm tã tại nhà. Với thành phần chính là dung dịch nano bạc, ZinC, Ceramide,... đem đến khả năng kháng khuẩn vượt trội, tránh để lại sẹo và giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.
Kem bôi Procream 30g hỗ trợ trị hăm tã cho trẻ nên có trong mỗi gia đình
Nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn với trường hợp trẻ bị hăm tã vào mùa đông, thì trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh về da nguy hiểm. Do đó, bạn cần chú ý giúp trẻ hạn chế mắc phải những nguyên nhân đã kể trên. Đồng thời nên chuẩn bị sẵn các sản phẩm hỗ trợ trị hăm tã theo chỉ dẫn của bác sĩ trong tủ thuốc nhà mình.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.