Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đã từ rất lâu khi Y học hiện đại chưa phát triển mạnh mẽ như ngày nay, việc giúp làm thông kinh mạch bằng những huyệt đạo trên cơ thể đối với giới y học cổ truyền đã giúp cho bao nhiêu con người vượt qua được bệnh tật. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một huyệt trên bàn chân có tên gọi là huyệt Giải Khê qua bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp châm cứu bấm huyệt từ lâu đã được lòng rất nhiều bệnh nhân và cũng là những phương pháp quen thuộc đối với nền Y Học Cổ Truyền. Khi bấm huyệt, sự kích thích vào các huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh và đem lại hiệu quả rất cao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố các báo cáo vào năm 1991 về 361 huyệt đạo truyền thống trên cơ thể người trong đó có huyệt Giải Khê.
Vậy huyệt Giải Khê có vị trí ở đâu và huyệt đạo này mang lại lợi ích gì đối với sức khỏe con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn huyệt đạo này qua bài viết dưới đây nhé!
Huyệt Giải Khê được xem là huyệt đạo dễ nhận thấy nhất với vị trí nằm ở chính giữa nếp gấp cổ chân, ngay chỗ lõm giữa gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ duỗi chung các ngón chân. Vị trí của huyệt Giải Khê tập trung kinh khí mạnh của kinh Thận và là khu vực có hình suối nên được gọi là Giải Khê (trong tiếng Hán, suối có nghĩa là Khê). Huyệt đạo này thường được dùng trong việc điều trị đau khớp cổ chân, đau dây thần kinh tọa và thậm chí hỗ trợ điều trị những bệnh nhân bị liệt chi dưới.
Huyệt Giải Khê là nơi tập trung kinh khí mạnh mẽ nhất nên được khoa y học cổ truyền đánh giá rất cao về tác dụng mà huyệt đạo này mang lại đối với sức khỏe con người. Mặt khác, do huyệt nằm ở phần chân nên rất dễ dàng xác định vị trí cũng như dễ dàng tác động để hỗ trợ cho việc châm cứu và xoa bóp.
Theo nhiều tài liệu tham khảo, huyệt Giải Khê còn có một tên gọi khác là huyệt hài đái hay huyệt hài đới thuộc đường kinh Thận. Không những thế, Giải Khê huyệt còn được “ưu ái” nằm trong danh sách 14 yếu huyệt của Châm Cứu Chân Tủy, giúp cho việc nâng cao chân khí.
Đối với Y học cổ truyền, đặc điểm của huyệt Giải Khê là chủ huyệt hay có nghĩa là quyết định sinh mạng mỗi người. Hay nói cách khác, dù các huyệt khác đã mất nhưng khi huyệt Giải Khê vẫn còn đập thì có nghĩa là người bệnh vẫn còn cơ hội được cứu sống.
Huyệt Giải Khê còn là một trong huyệt gốc của kinh thận nên khi thầy thuốc Đông y day ấn sẽ giúp bồi bổ nguyên khí cho thận. Dưới đây là những tác dụng của huyệt đạo này còn mang đến cho sức khỏe con người:
Y học cổ truyền quan niệm rằng, huyệt Giải Khê có tác dụng cho việc bổ thận, hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến thận và tình trạng xuất tinh sớm… Dưới đây là cách kích thích huyệt với mục đích hỗ trợ chữa bệnh mà bạn đọc có thể áp dụng:
Để tác động đến huyệt Giải Khê với mục đích khắc phục tình trạng liên quan đến thận, bạn đọc cần chú ý các phương pháp sau:
Để bấm huyệt Giải Khê giải quyết vấn đề hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, bạn đọc thực hiện theo hướng dẫn như sau:
Tuy nhiên, phương pháp bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ nên không dùng để thay thế cho cách chữa bệnh hiện đại. Nếu nam giới gặp phải hội chứng xuất tinh sớm thường xuyên và bấm huyệt mãi nhưng không khỏi, lúc này hãy nên lưu ý thay đổi phương pháp điều trị.
Ngoài việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến thận và xuất tinh sớm, huyệt Giải Khê còn giúp điều trị chứng mất ngủ, mệt mỏi và đau nhức hiệu quả, các thao tác thực hiện như sau:
Trên đây là những thông tin về huyệt Giải Khê và vị trí của huyệt. Huyệt Giải Khê thuộc hệ thống các huyệt vị trên cơ thể nên có thể đóng vai trò thiết yếu để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khuyến khích người bệnh hoặc người thân tự ý chăm sóc, bấm huyệt và tự điều trị bệnh tại nhà. Do đó, khi có dấu hiệu mắc bất kì những bệnh nào đó, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện lớn hoặc một số cơ sở Đông Y uy tín để các bác sĩ hay thầy thuốc có tay nghề cao xem xét và hướng dẫn điều trị đúng cách nhất nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.