Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm giác mạc herpes, dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị

Ngày 01/04/2022
Kích thước chữ

Viêm giác mạc herpes là bệnh lý về mắt nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy tình trạng này có nguyên nhân do đâu? Ảnh hưởng của viêm giác mạc herpes như thế nào?

Viêm giác mạc herpes là một bệnh về mắt do vi khuẩn gây ra, tuy căn bệnh này không gây mù lòa nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh. Mời các bạn theo dõi những thông tin bên dưới để có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này nhé!

Viêm giác mạc herpes là gì?

Viêm giác mạc herpes do virus Simplex Herpes (HSV) gây ra, đây là loại virus có nhân ADN sống bám trên cơ thể người, lấy cơ thể người làm vật chủ. Loại virus này được chia ra làm 2 nhóm, 1 nhóm thường gây ảnh hưởng ở mặt và nhóm thứ 2 gây nên các bệnh ở đường sinh dục. Khi xâm nhập vào giác mạc ở mắt, virus simplex herpes sẽ gây nên tình trạng viêm loét, lây lan và nhiễm trùng.

Đối tượng dễ mắc viêm giác mạc do herpes là trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ không gây ảnh hưởng ngay lập tức mà sẽ hoạt động và phát triển từ tiwf cho tới khi có các tác nhân kích hoạt chúng như: bị cảm nắng, sốt, chấn thương, căng thẳng, do phẫu thuật hoặc một số loại thuốc,...

Các bác sĩ thường dùng hai phương pháp để chẩn đoán căn bệnh này là: Xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm PCR để tìm được gen của virus. Thực tế, phương pháp xét nghiệm PCR thường được ứng dụng nhiều hơn nhờ tính hiệu quả và chính xác cao.

Dấu hiệu nhận biết viêm giác mạc herpes

Một số dấu hiệu lâm sàng thường được biểu hiện ra bên ngoài có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Tình trạng đau nhức mắt kéo dài.
  • Cảm giác có dị vật trong mắt, giống bị chấn thương phần mắt.
  • Giảm thị lực nhiều hay ít tùy vào tình trạng bệnh.
  • Giác mạc bị loét.
  • Ngoài ra có thể gặp những biểu hiện như sốt, nổi hạch ở trước tai, xuất hiện nhiều mụn nước trên mặt,...
  • Mắt bị đau, đỏ, chảy nhiều nước mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng

Nếu mắt chỉ bị nhiễm trùng nhẹ thì có thể không để lại sẹo, tuy nhiên nếu trường hợp tình trạng bệnh nặng và kéo dài nhiều ngày có khả năng cao gây ra sẹo giác mạc và giảm thị lực.

Viêm giác mạc herpes, dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị 1 Viêm giác mạc herpes là bệnh lý nguy hiểm ở mắt

Phương pháp điều trị

Thường thì sau khi chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra cho bệnh nhân một phác đồ điều trị, tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các loại thuốc cũng như phương pháp kết hợp sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cần phải tiến hành ghép giác mạc để có thể duy trì thị lực. 

Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp được một số loại thuốc phổ biến thường được dùng để chữa trị viêm giác mạc herpes. Tuy nhiên các bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc nhỏ mắt

Nhóm thuốc nhỏ mắt sẽ bao gồm:

  • Acyclovir 3%: Đây là loại thuốc nhỏ mắt phổ biến, người bệnh nên sử dụng từ 3 đến 5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
  • IDU (5 Iodo 2 Deoxyuridine): Thuốc được điều chế dưới 2 dạng là nước và mỡ, vì thuốc không có khả năng ngấm sâu vào trong giác mạc nên hãy dùng trong trường hợp tổn thương ở phía ngoài. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng thuốc này đó là không sử dụng quá 15 ngày tại vì rất dễ gây ra độc cho giác mạc
  • TFT (Trifluoro Thymidine): Thuốc này cũng tương tự với IDU, có 2 dạng nước hoặc mỡ, thấm nhanh vào giác mạc và nên sử dụng nhỏ mắt 3 đến 5 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
  • Corticoid dạng tra mắt: Đây là loại thuốc có hiệu quả rất cao nhưng khi sử dụng phải hết sức lưu ý và nên giảm liều dần khi bệnh tiến triển tốt
Viêm giác mạc herpes, dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị 2 Acyclovir 3% là loại thuốc điều trị viêm giác mạc herpes hiệu quả

Thuốc uống

Loại thuốc uống phổ biến nhất đó là Acyclovir viên 200mg, 1 ngày uống 5 viên, sử dụng khoảng 1 tuần. Nếu trẻ em dưới 24 tháng thì cho uống một nửa liều của người lớn. 

Ngoài ra còn có một số loại thuốc hỗ trợ như: Thuốc chống bội nhiễm vi khuẩn, thuốc giãn đồng tử và liệt cơ thể mi, thuốc chống viêm steroid,... Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, người bệnh nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý cũng mang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị viêm giác mạc herpes.

Những lưu ý khi mắc viêm giác mạc herpes

Để tránh các di chứng về sau cũng như đẩy nhanh quá trình phục hồi, các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên.
  • Hạn chế cho mắt tiếp xúc với các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại,...
  • Hạn chế bơi ở bể bơi công cộng để tránh được tình trạng nhiễm khuẩn mắt.
  • Nếu sử dụng kính áp tròng, hãy vệ sinh chúng một cách cẩn thận, có túi đựng riêng. Khi đang mắc bệnh thì hạn chế sử dụng.
  • Luôn giữ tay sạch sẽ, bỏ thói quen dụi tay vào mắt để lây lan vi khuẩn.
  • Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm mắt.
Viêm giác mạc herpes, dấu hiệu nhận biết và các cách điều trị 3 Vệ sinh mắt thường xuyên để tránh nguy cơ viêm giác mạc herpes

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về căn bệnh viêm giác mạc herpes. Hi vọng với những thông tin từ bài viết, các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này. Xin chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và bình an!

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin