Kết mạc là một màng mỏng chứa nhiều mạch máu, bao phủ bề mặt tròng trắng của mắt. Viêm kết mạc xảy ra khi một tác nhân nào đó phá hủy và làm viêm hệ thống mạch máu nhỏ này, khiến mắt bệnh nhân bị đau, đỏ và chảy nước mắt. Viêm kết mạc là một tình trạng dễ điều trị, nhưng nó cũng rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng xấu đến mắt nếu không được xử lý đúng cách. Giảm thị lực khi bị viêm kết mạc là một triệu chứng bất thường và nguy hiểm.
Viêm kết mạc rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng xấu đến mắt nếu không được xử lý đúng cách
Nguyên nhân của viêm kết mạc
Đỏ mắt xuất hiện đơn lẻ
Nguyên nhân gây đỏ mắt không kèm theo đau nhức mắt là do xuất huyết dưới kết mạc nhãn cầu, chấn thương kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc biến mất sau vài ngày hoặc vài tuần mà không ảnh hưởng đến thị lực.
Đỏ mắt, mắt có tiết tố
Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus
Viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên mắt. Triệu chứng là mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy nhiều dịch dính, mí mắt có thể bị sưng và khó mở, tầm nhìn không bị giảm sút.
Viêm kết mạc do virus có thể đi kèm với tình trạng viêm giác mạc, được gọi là viêm kết mạc và gây giảm thị lực. Quá trình viêm có thể dẫn đến sẹo trên giác mạc và mất thị lực vĩnh viễn.
Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng thường kéo dài và hình thành ở cả hai bên mắt. Các triệu chứng bao gồm mỏi mắt, mắt dễ bị chói, chảy nước mắt nhiều và khó mở mắt, mi có thể sưng và dính. Một số trường hợp có kèm theo hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng.
Viêm kết mạc mùa xuân
Bệnh này thường xuất hiện ở các bé trai trong độ tuổi từ 7 đến 15. Bệnh hay tái phát trong nhiều năm, thỉnh thoảng có đợt viêm cấp tính. Bệnh cần được theo dõi và điều trị tốt để ngăn ngừa các biến chứng có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực.
Viêm kết mạc mùa xuân cần được theo dõi và điều trị tốt để ngăn ngừa các biến chứng có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực
Viêm kết mạc làm giảm thị lực có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp viêm kết mạc mắt là lành tính, được điều trị triệu chứng tích cực, bệnh tiến triển và nhanh chóng lành sau khoảng 1 tuần. Một số trường hợp nặng hơn tình trạng viêm có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ lây lan rất nhanh và nếu không được kiểm soát đúng cách sẽ bùng phát thành dịch. Vì vậy, mỗi người cần có kiến thức để chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm kết mạc lây lan nếu mình hoặc những người xung quanh mắc bệnh.
Viêm kết mạc đơn thuần không gây giảm thị lực, trừ khi bệnh đã có biến chứng viêm giác mạc. Viêm kết mạc cấp tính là một bệnh về mắt có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau như giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt hoặc giảm thị lực do kết mạc co lại. Rối loạn này nếu được điều trị kịp thời có thể giúp phục hồi thị lực. Vì vậy, nếu bị viêm kết mạc làm giảm thị lực, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để được điều trị thích hợp.
Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính
Nếu bị viêm kết mạc làm giảm thị lực đi kèm với các triệu chứng điển hình như ngứa mắt, cộm ở mắt, sưng mi và kết mạc, chảy nước mắt, đặc biệt vào buổi sáng, mi dính, khó mở mắt khiến người bệnh khó chịu, phải dụi mắt liên tục, bạn có thể bị viêm kết mạc cấp tính.
Trong một số trường hợp viêm kết mạc cấp tính do virus, trước tai người bệnh có xuất hiện các hạch bạch huyết sưng và đau. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, ghèn mắt thường có màu vàng đặc như mủ, trong khi do virus, nó thường có màu trắng, dai và kéo dài thành sợi. Một số có thể kèm theo các triệu chứng hô hấp như ho, sốt, sổ mũi và thở khò khè.
Trong trường hợp bình thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần sau 5 đến 7 ngày. Nếu bị biến chứng thành viêm giác mạc, bạn có thể bị chảy nước mắt, mờ mắt, chói khi gặp ánh sáng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm loét giác mạc rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến thị lực lâu dài.
Tình trạng viêm kết mạc nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm loét giác mạc rất nguy hiểm
Trong một số trường hợp nặng, sợi fibrin trong dịch tiết kết mạc có thể kết hợp với tế bào viêm và vi khuẩn tạo thành màng bám vào mặt trong của kết mạc, gây phù nề mi mắt và xói mòn biểu mô, rất nguy hiểm cho giác mạc, có thể kèm theo xuất huyết kết mạc, nước mắt có màu hồng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc cấp tính
Để phòng bệnh, bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, sử dụng khăn tắm và chậu rửa riêng khi bị bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác, tránh tiếp xúc với mắt chưa nhiễm bệnh sau khi chạm vào mắt bị nhiễm trùng, đeo kính khi lái xe trên đường nhiều bụi, rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
Bên cạnh đó, bạn không được tự ý mua thuốc nhỏ, dùng thuốc của người khác khi bị bệnh, không đắp lá trầu không, lá dâu tằm lên mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. Khi có các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm kết mạc làm giảm thị lực có nguy hiểm không. Giảm thị lực có thể là biểu hiện của viêm kết mạc cấp tính. Do đó, nếu gặp tình trạng trên, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp