Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm sụn vành tai ngoài là một vấn đề sức khỏe không hiếm gặp. Để ngăn ngừa tình trạng này cần có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Trong đó chế độ ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vậy viêm sụn vành tai kiêng ăn gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn có thể bị đau vành tai đột ngột kèm theo sưng, đỏ và thậm chí chảy dịch. Đây có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng sụn vành tai. Một tình trạng tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ra nhiều phiền toái cho người bị.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau khi bị viêm tai nói riêng và các bệnh khác nói chung. Chỉ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn.
Ngoài ra, bổ sung những thực phẩm lành mạnh hỗ trợ tăng sức đề kháng và giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Nhiều người nghĩ rằng bệnh viêm vành tai ngoài không liên quan gì đến việc ăn uống. Nhưng đó là một ý kiến sai lầm.
Trên thực tế, có những loại thức ăn, thực phẩm có thể khiến cho các phản ứng đau và viêm trầm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng có những thực phẩm và món ăn có thể giúp giảm đau, tiêu viêm và loại bỏ mủ. Nếu tăng cường thực phẩm tốt cho sức khoẻ sẽ cải thiện được tình trạng của bệnh lý.
Việc nhai liên tục có tác động nhất định vào vùng tai. Thức ăn khô, cứng cần nhiều lực hơn nhai. Lực tác động mạnh của hàm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tai. Một số thực phẩm khô mà bạn nên hạn chế ăn khi bị viêm vành tai là hạt điều, đậu phộng, hoa quả sấy khô, bánh kẹo cứng, kẹo cao su.
Nếu cơ thể có thể dung nạp một lượng lớn đường sẽ kích thích tiết ra nhiều insulin hơn mức bình thường. Do đó, đây là yếu tố làm gia tăng các triệu chứng ù tai, đau tai và áp lực trong tai. Trong thời gian điều trị bệnh viêm tai cần hạn chế ăn uống đồ ngọt, bánh ngọt,...
Đồ ăn nhiều dầu mỡ là một trong loại thực phẩm mà người bị viêm sụn vành tai nên kiêng ăn. Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi bị viêm tai mà còn có tác động xấu đến sức khỏe. Các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau tai nếu ăn quá nhiều. Thậm chí có thể kéo dài thời gian phát bệnh và gây ra những biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Độ cay sẽ kích thích và làm suy giảm thính lực, gây ù tai và điếc. Vì vậy, bạn cần giảm bớt các loại gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt, sa tế bằng cách điều chỉnh, cắt giảm những gia vị này trong quá trình nấu nướng hằng ngày. Ngoài ra, thức ăn mới nấu còn rất nóng có thể gây đau nhức tai ngoài. Tốt nhất nên để nguội hoặc ăn trong 10 - 15 phút sau khi nấu.
Thuốc lá, rượu, bia, cà phê,… là những chất kích thích không tốt cho sức khỏe, nhất là khi bạn bị viêm ngoài tai như viêm sụn vành tai. Nếu bạn không muốn cơn đau trầm trọng hơn, hãy ngưng sử dụng chúng. Theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả chữa bệnh đáng kể đồng thời còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.
Ngoài việc lưu ý viêm sụn vành tai nên ăn gì, không nên ăn gì bạn cũng cần biết một số cách chăm sóc sau để cải thiện tình trạng bệnh của mình:
Tình trạng bệnh viêm sụn vành tai có cải thiện được hay không phần lớn phụ thuộc vào cách chăm sóc của bạn. Mong rằng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn biết được viêm sụn vành tai kiêng ăn gì và nên ăn gì. Những thông tin trên đây về bệnh viêm sụn vành tai chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho phác đồ điều trị cụ thể. Vì vậy, để được điều trị hiệu quả nhất, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường ở tai.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.