Viêm tai ngoài vốn là một trong những bệnh có thể xảy ra ở hầu hết các độ tuổi. Vậy người bệnh nếu bị viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi? Thực chất viêm tai ngoài có thể tự khỏi được không? Hay cách điều trị và lưu ý về căn bệnh này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài
Bệnh viêm tai ngoài có dấu hiệu nhận biết khá dễ dàng. Chỉ cần thông qua một số triệu chứng ở phần tai phía bên ngoài. Những dấu hiệu của bệnh viêm tai ngoài sẽ như sau:
-
Đau nhức ở tai, đặc biệt là khi ấn vào phần tai và dái tai. Càng cảm thấy đau nhức dữ dội có nghĩa là bệnh đã nặng hơn.
-
Cảm thấy trong tai có áp lực, thường xuyên bị ù tai hoặc ngứa tai.
-
Thính lực bị ảnh hưởng rõ rệt, có thể là nghe không rõ hoặc thậm chí mất thính lực tạm thời.
-
Xuất hiện nhiều dịch mủ chảy từ trong tai lẫn với mùi hôi khó chịu.
-
Trong một số trường hợp xuất hiện mụn, nhọt trong tai gây đau nhức dữ dội.
-
Người mệt mỏi, có dấu hiệu sốt nhẹ.
Mô phỏng ống tai của bệnh nhân viêm tai ngoài
Thông thường bệnh viêm tai ngoài sẽ chỉ xuất hiện ở một bên tai, tuy nhiên bệnh này có thể tái phát lại nhiều lần và dần hình thành bệnh mãn tính.
Bệnh viêm tai ngoài có thể coi là một bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên với những người bệnh đã có những bệnh lý nền khác như tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, thì tình trạng bệnh viêm nhiễm sẽ diễn biến nặng hơn. Nó sẽ làm phá huỷ cấu trúc mô mềm, từ đó, hoại tử lan rộng hơn, thậm chí có thể lan đến nền sọ.
Nặng hơn, bệnh viêm tai ngoài cũng có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như mất thính lực, hoại tử gây tử vong, viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh,…
Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi?
Để trả lời cho câu hỏi “viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi” thì điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh thực tế của mỗi bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai ngoài cấp tính
Với trường hợp là khi bệnh được phát hiện sớm và các triệu chứng của bệnh còn nhẹ. Sau khi đến bệnh viện và được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, người bệnh có thể tự điều trị ngay tại nhà. Bệnh nhân cần phải điều trị ít nhất 1 tuần để các triệu chứng dần mất đi.
Thông thường bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc thuốc nhỏ tai, thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau để các triệu chứng giảm bớt đi, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm xuất hiện trong tai.
Bệnh viêm tai ngoài mãn tính và cấp tính có những dấu hiệu và cách điều trị khác nhau
Trường hợp viêm tai ngoài mãn tính
Khi các triệu chứng bệnh đã tái phát lại nhiều lần và liên tục, thậm chí là bị quanh năm, nhiều năm là trường hợp bị viêm tai ngoài mãn tính.
Nguyên nhân là do người bệnh khi bị viêm tai ngoài cấp tính đã điều trị không đúng cách, dẫn tới bệnh không được không dứt điểm. Hoặc là do môi trường sống xung quanh không đảm bảo dẫn đến bệnh bị tái phát liên tục. Trong một số trường hợp, viêm nhiễm còn có thể lây lan sang các bộ phận khác. Để dứt điểm hoàn toàn các triệu chứng, bệnh nhân cần điều trị trong thời gian dài.
Viêm tai ngoài có thể tự khỏi được không?
Có một số ý kiến cho rằng viêm tai ngoài có thể tự khỏi. Nhưng thực tế, dù bệnh ở tình trạng nhẹ, nặng hay tái phát nhiều lần thì người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Khi đó, dự vào kết quả bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý điều trị bệnh hay chủ quan không điều trị. Bởi khi điều trị sai cách, bệnh sẽ càng kéo dài hơn và gây nên nhiều nguy hiểm.
Bệnh viêm tai ngoài sẽ được điều trị như sau:
- Đầu tiên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm tai ngoài bằng cách soi tai và lấy mẫu thử của mủ có trong tai để xét nghiệm. Từ đó tìm ra loại vi khuẩn hoặc nấm đã gây nên nhiễm trùng.
- Bệnh viêm tai ngoài sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bao gồm các loại thuốc uống trong vòng 5 - 10 ngày và một số thuốc nhỏ tai trong vòng 10 - 14 ngày như: Thuốc kháng sinh toàn thân, thuốc kháng viêm, giảm đau và thuốc kháng sinh nhỏ tai.
Bệnh viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người
Trong quá trình điều trị viêm tai ngoài nên chăm sóc như thế nào?
Cần lưu ý các điều sau:
-
Tuân thủ điều trị theo lộ trình, phương pháp của bác sĩ.
-
Giữ vệ sinh ống tai sạch sẽ, dùng tăm bông sạch lau khô sau khi tắm hoặc khi đi bơi.
-
Không được sử dụng những vật sắc, chưa được sát khuẩn ngoáy ống tai ngoài khi ngứa.
-
Hạn chế để nước vào tai.
-
Vệ sinh sạch sẽ trước khi nhỏ hoặc bôi thuốc.
-
Không dùng chung bộ đồ dùng lấy ráy tai với người khác.
-
Tái khám khi đã hết thuốc hoặc có dấu hiệu bất thường như: Cơn đau dữ dội hơn và đau kéo dài.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, kiến thức bổ ích và cần thiết cho sức khỏe bản thân và gia đình bạn.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp