Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai ngoài là bệnh lý quen thuộc nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm tai ngoài có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi khác nhau. Căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh trở nên mặc cảm, tự ti, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm tai ngoài là gì? Tình trạng này bắt nguồn từ đâu và có cách chữa hay không?
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Ống tai ngoài có vị trí rất dễ nhận biết, nằm giữa vành tai và màng nhĩ của tai. Do đó, bệnh còn được biết đến là bệnh lý viêm ống tai ngoài. Đây là tình trạng tai bị viêm nhiễm do sự sinh sôi của vi khuẩn bên trong ống tai. Các mủ viêm nhiễm chảy ra ở vành ngoài của tai.
Thông thường, bệnh chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, bệnh có thể xảy ra ở cả hai bên tai.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ống tai ngoài bị viêm nhiễm. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ vi khuẩn, nấm. Nhưng cũng có trường hợp bị viêm tai ngoài do môi trường bên ngoài. Cụ thể như sau:
Tình trạng vi khuẩn gây viêm nhiễm tích tụ trong tai thường gặp ở những người có thói quen bơi lội thường xuyên trong môi trường nước không đảm bảo. Vi khuẩn trong nước sẽ theo nguồn nước dội vào trong tai. Trong khi đó, ráy tai thường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm tai ngoài.
Ống tai bị chảy máu, xước xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn pseudomonas, đặc biệt là khi để nước vào tai.
Bên cạnh các nguyên nhân trên, bệnh viêm tai ngoài có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:
Nếu người bệnh có biểu hiện đau nhức trong tai, đặc biệt là các cơn đau dữ dội khi nhai, ngáp,... thì có khả năng cao bạn đã bị viêm tai ngoài. Hơn nữa, viêm tai ngoài còn biểu hiện bằng triệu chứng ngứa nhiều ở ống tai, da ống tai thường xuyên đỏ ửng.
Nếu bị viêm ống tai do nấm, thành ống tai của người bệnh thường xuất hiện các chất dịch nhầy màu vàng hoặc màu xanh.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau, người bệnh sẽ bị đau tai, kéo theo tình trạng đau nửa bên đầu. Nếu quan sát bằng các thiết bị khám chữa chuyên dụng, các bác sĩ sẽ dễ dàng thấy được thành ống tai dày lên đột ngột, đỏ bừng và rỉ nước trong. Càng để lâu, nước trong tai sẽ ngày càng đục hơn và có thể kèm theo cả mủ.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn thứ ba, bệnh nhân sẽ cảm nhận các cơn đau liên tục, gây mất ngủ, sụt cân và nghe kém hơn. Điều này xảy ra do ống tai hẹp lại chứa nhiều dịch và bị phù nề, che lấp mất màng nhĩ trong tai.
Ngày nay, có rất nhiều cách điều trị viêm tai ngoài. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, đồng thời đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển thành viêm viêm tai ngoài ác tính. Bạn có thể tham khảo một vài phương pháp chữa viêm tai ngoài phổ biến dưới đây:
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm tai ngoài bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai để làm xét nghiệm. Bằng cách này, bác sĩ có thể xác định được chính xác loại vi khuẩn hoặc loại nấm đã gây ra bệnh.
Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, kết hợp với thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh trong vòng 10 - 14 ngày. Nếu bị nhiễm trùng tai, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh và các loại thuốc có tác dụng giảm đau.
Bên cạnh phương pháp Tây y, nhiều người cũng tìm đến các bài thuốc Đông y như một cách chữa bệnh hiệu quả. Các bài thuốc này thường được điều chế bằng các loại thảo dược quý hiếm, lành tính, không chỉ điều trị bệnh dứt điểm mà còn hỗ trợ hồi phục sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, cách chữa viêm tai ngoài bằng thuốc Đông y tuy có hiệu quả nhưng người bệnh phải tốn khá nhiều thời gian và cần kết hợp nghiêm khắc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý.
Chườm nước ấm giúp giảm nhanh các cơn đau nhẹ. Chỉ bằng phương pháp đơn giản này, bạn có thể giảm đau, giảm sưng tấy rất hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người đang trong giai đoạn đầu của bệnh.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về bệnh lý viêm tai ngoài. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.