Viêm thanh quản cấp là tình trạng thanh quản xảy ra viêm niêm mạc. Căn bệnh này gây nhiều cản trở cho bệnh nhân trong việc nuốt nước bọt, ăn uống cũng như là giao tiếp hằng ngày. Vậy viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh.
Viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản cấp là tình trạng viêm niêm mạc ở vùng thanh quan, kéo dài trên dưới 3 tuần. Do một loại virus gây nên hay do quá trình nói sử dụng giọng quá mức làm cho thanh quản bị tổn thương gây viêm thanh quản.
Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản dẫn đến việc thay đổi trong giọng nói, âm lượng tiếng nói. Tùy theo các nguyên nhân khác nhau và lứa tuổi phân làm hai loại: Viêm thanh quản cấp ở trẻ em và viêm thanh quản cấp ở người lớn.
Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?
Đối với trẻ em
Phụ huynh hết sức lưu ý khi trẻ đang mắc phải viêm thanh quản cấp. Bởi tình trạng bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh quản và đường thở của trẻ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ một vài trường hợp thường gặp ở trẻ như:
-
Viêm thanh quản hạ thanh môn: Bệnh này thường thấy ở trẻ từ 1 - 3 tuổi. Triệu chứng bệnh hay xuất hiện vào ban đêm nên nhiều cha mẹ lầm tưởng viêc trẻ đang bị viêm họng thông thường. Nhưng phụ huynh nên đặc biệt chú ý nếu tiếng ho của trẻ trở nên cứng hơn và trầm thì có lẽ trẻ đang bị viêm thanh quản cấp.
-
Viêm thanh nhiệt: Khi bé có cảm giác khó chịu khi ăn cũng như khi nuốt nước bọt và có dấu hiệu bị sưng nề ở nắp thanh nhiệt. Bên cạnh đó trẻ còn khó thở khi nằm ngửa thì rất có thể trẻ đã bị nhiểm khuẩn Haemophilus Influenzae.
-
Viêm thanh quản bạch cầu: Nguyên nhân đến từ loại vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào cơ thể gây phù nề, xuất hiện thêm các màn giả trắng, dai, dính gây bích tắc đường thở làm cho việc hít thở ở thanh quan trở nên khó khăn hơn.
Viêm thanh quản cấp được xem là khá nguy hiểm ở trẻ
Đối với người lớn
Viêm thanh quản cấp ở người lớn gây cũng gây những tình trạng nguy hiểm. Nhưng có khả năng phục hồi tốt hơn trẻ nhỏ.
-
Thể xuất tiết: Bệnh nhân có thể có những triệu chứng sốt ho mệt mỏi kéo dài. Khi được thăm khám mới kịp thời phát hiện ra viêm thanh quản do cúm.
-
Thể viêm: Với các triệu chứng thường gặp nhất như sốt cao, mặt hốc hác, đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt hay khi nói chuyện, vùng thanh quản trở nên sưng to, đau nhức gây khó chịu.
-
Thể loét: Khi soi thanh quan nhận thấy đường thanh quản loét nông, đỏ và sụn thanh nhiệt bị phù nề.
Có thể thấy viêm thanh quản cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với bệnh nhân. Viêm thanh quản cấp sẽ thực sự nguy hiểm nếu không được chữa trị và phát hiện kịp thời.
Viêm thanh quản cấp gây cảm giác khó chịu
Những lưu ý khi điều trị viêm thanh quản cấp
Viêm thanh quan cấp cũng có thể dựa theo phác đồ điều trị như viêm họng. Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm… nhưng cũng tùy vào cơ địa bệnh nhân và mức độ diễn biến của bệnh.
Đối với trường hợp bệnh nhân viêm thanh quản không khó thở cần lưu ý các vấn đề sau:
-
Kiêng nói nhiều và tránh để cơ thể bị lạnh.
-
Sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu đờm, giảm ho, viêm ngậm.
-
Điều trị bằng men tiêu viêm, tinh dầu hay nhóm thuốc hỗ trợ giảm viêm corticoid.
-
Bổ sung chất điện giải và nước cho cơ thể.
Viêm thanh quan cấp là loại bệnh lý có thể mắc phải bất cứ khi nào ở bất kì lứa tuổi nào. Vì thể bạn hãy trang bị những kiến thức cần thiết để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: vinmec.com