Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em là bệnh lý rất thường gặp. Khi thời tiết giao mùa chuyển biến đột ngột từ nóng qua lạnh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em bùng phát.
Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do nhiễm vi khuẩn, virus. Trẻ bị viêm thanh quản mức độ nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc về vấn đề này có thể tìm hiểu thông tin trong bài viết nhé!
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là do virus và thông thường do virus Influenzae (cúm), APC… Hoặc có thể do loại vi khuẩn Hemophilus influenzae, S.pneumoniae (phế cầu).
Trẻ em thường bị những bệnh như viêm xoang, viêm họng amidan, VA ở trẻ em sau một thời gian là yếu tố nguy cơ dẫn tới viêm thanh quản cấp. Hoặc do trẻ bị dị ứng với hóa chất, thuốc lá là những chất gây kích thích dây thanh âm. Cũng có thể do vi khuẩn gây bệnh cảm cúm và sổ mũi khiến dây thanh âm bị nhiễm trùng.
Trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng máy điều hòa, máy giữ ẩm không khí vì vậy làm họng bị khô nên gây viêm thanh quản. Hoặc có thể do trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản khiến lượng axit trong bao tử bị trào ngược lên kích thích dây thanh âm.
Có thể do trẻ nói to, hát to cũng là nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp.
Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường là tự khỏi và nó diễn biến trong vòng 1 tuần. Nếu như không có biến chứng đặc biệt là những biến chứng bội nhiễm thì bệnh không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ bị bội nhiễm có thể dẫn đến đồng mắc những bệnh nhiễm khuẩn khác thì cha mẹ cần phải theo dõi sát các dấu hiệu bệnh của trẻ, đặc biệt là khó thở tăng dần, đau tai, chảy dịch ở tai...
Viêm thanh quản cấp ở trẻ em khi bị biến chứng thường diễn biến khá nguy hiểm. Bởi vì đường thở của trẻ có kích thước nhỏ, nhưng do đặc điểm ở trẻ có hiện tượng phù nề dữ dội, nên dễ gây khó thở nặng và tử vong ở trẻ em. Có thể viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ sẽ tạo nên những ổ áp xe. Khi những ổ áp xe loét vỡ, làm mủ tràn xuống khí - phế quản dẫn đến viêm khí - phế quản, nặng hơn là viêm phổi. Một yếu tố khác là do quá trình phù nề từ hạ thanh môn lan nhanh xuống khí - phế quản và niêm mạc đường hô hấp dưới xuất tiết nhiều dịch nhầy làm tắc khí phế quản gây khó thở.
Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao nhịp thở nhanh, thở ậm ạch thậm chí khó thở nặng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh diễn tiến nhanh và trẻ có thể tử vong sau 24 giờ.
Bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ em tiến triển khá bất thường. Nếu không có biến chứng và diễn tiến thuận lợi khó thở sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Nếu như biến chứng và tình trạng khó thở ngày càng tăng thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu không được xử trí kịp thời trẻ sẽ tử vong trong vòng 24 giờ.
Cơn khó thở của trẻ có thể chia ra thành 3 cấp độ từ nhẹ, trung bình đến nặng.
Ở cấp độ nhẹ trẻ sẽ khàn tiếng, bị ho, có tiếng thở rít khi khóc và tiếng khóc khàn. Nếu mới chỉ như những biểu hiện trên thì trẻ chưa cần phải nhập viện. Tuy nhiên phụ huynh cũng không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi bệnh và điều trị tại nhà.
Khi trẻ đã ở cấp độ trung bình thì trẻ đã khó thở, thở rít ngay cả khi nằm yên, nhịp thở nhanh. Đây là những dấu hiệu cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm.
Nếu trẻ đã đến cấp độ nặng như thở rít khi nằm yên, trẻ vật vã, da tím tái và khó thở nặng. Dấu hiệu này cho thấy trẻ bị tắc nghẽn hô hấp nặng. Cần đưa trẻ đi viện gấp bởi vì đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Như vậy nếu trẻ có những dấu hiệu sau nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám bệnh.
Nếu như thấy trẻ thở rít và thở tăng dần kể cả khi trẻ nằm yên, khó thở, nhịp thở thất thường và phập phồng cánh mũi. Đồng thời trẻ mệt nhiều và có biểu hiện há miệng khi thở và có chảy nước miếng kèm sốt cao trên 39 độ…
Máy xông khí dung thường dùng để hỗ trợ các bệnh nhân điều trị những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đối với những bệnh như viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm mũi – họng, viêm phế quản… Tác dụng của máy xông khí dung có thể làm tan đờm cho cách bệnh nhân bệnh phổi.
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị co thắt khí quản, phế quản (viêm phế quản cấp, bệnh hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính), việc xông khí dung sẽ làm giãn phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở. Trong quá trình chữa trị bệnh phổi, bác sĩ cũng dùng phương pháp khí dung này để làm loãng đờm cho bệnh nhân.
Có thể mua máy xông khí dung về sử dụng tại nhà. Tuy nhiên cần dùng những loại thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc xông nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu chúng ta dùng bừa bãi có khi bệnh không hết mà còn trầm trọng hơn.
Khi trẻ bị viêm thanh quản cấp nên cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh và nên chú ý để trẻ không la khóc.
Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn có gia vị kích thích như tiêu, ớt. Nên cho trẻ uống nhiều nước ấm và uống thuốc theo đúng toa bác sĩ kê.
Nên cho trẻ ăn những thức ăn đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Có một số cách để mẹ giúp trẻ giảm nhẹ triệu chứng. Lấy một chiếc khăn nhúng nước nóng vắt kiệt nước đắp lên cổ cho trẻ khi khăn còn ấm nóng. Hoặc có thể xông hơi phòng bằng tinh dầu thơm vừa thông mũi vừa thư giãn. Có thể cho trẻ súc họng bằng nước muối và nhỏ thuốc ngạt mũi đó là những cách làm giúp trẻ giảm đau, giảm ho và viêm họng.
Khi trẻ bị viêm thanh quản cấp cha mẹ cần theo dõi những triệu chứng của trẻ để có hướng xử lý kịp thời. Hơi thở của trẻ là vấn đề cần quan tâm nhất và thân nhiệt cũng cần phải kiểm tra thường xuyên.
Để giảm thiểu nguy cơ mắc viêm thanh quản cấp ở trẻ em thì cần giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh. Không nên cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang bị viêm đường hô hấp trên, cúm… Hằng ngày nên bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Khi phát hiện viêm thanh quản cấp ở trẻ em cần theo dõi sát và đưa đi khám bác sĩ. Đặc biệt khi trẻ có những dấu hiệu viêm thanh quản cấp bất thường, cần phải được đưa đi cấp cứu kịp thời, nếu để chậm trễ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Như vậy bạn đã hiểu được viêm thanh quản cấp ở trẻ em ở giai đoạn nào nguy hiểm và giai đoạn nào có thể chăm sóc tại nhà. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cha mẹ có thể chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.