Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giữa tâm dịch viêm phổi do virus Corona gây ra, phát hiện dịch cúm do Virus cúm A(H1N1) tại Trung Quốc. Cả hai đều có những triệu chứng khá giống với cúm mùa thông thường vì vậy rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
Với những biểu hiện tương tự với cảm cúm thông thường, tuy nhiên mức độ nguy hiểm thường cao hơn, thậm chí có thể làm chết người, virus H1N1 và gần đây nhất là virus Corona gây dịch viêm phổi, chính là nỗi ám ảnh của con người bởi do chưa có vắc xin phòng và chữa bệnh.
Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A(H1N1). Đây là đại dịch đã từng được tuyên bố cấp 6 bởi WHO, là đại dịch nguy cấp cho con người. Cho tới cuối tháng 7/2009, dịch đã lan rộng ra trên 160 quốc gia thuộc cả năm châu lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc và hơn một nghìn trường hợp tử vong.
Đến ngày 10/8/2010, tức khoảng 4-5 tháng khi virus này xuất hiện, WHO đã tuyên bố chấm dứt đại dịch cúm toàn cầu do chủng virus H1N1 gây ra. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại trên thế giới dưới dạng virus cúm mùa, gây bệnh và khiến cho rất nhiều người trên thế giới tử vong hằng năm. Tính từ năm 2009 - 2018 cúm A H1N1 đã gây ra ít nhất 100 triệu ca nhiễm bệnh, 936.000 ca nhập viện và 75.000 ca tử vong ở Mỹ.
Bệnh do virus corona 2019 (tiếng Anh: Coronavirus disease 2019, COVID-19), còn được gọi là bệnh hô hấp cấp do SARS-CoV-2 hoặc bệnh viêm phổi do virus corona mới (NCP) bởi Trung Quốc là một bệnh đường hô hấp truyền nhiễm gây ra bởi chủng coronavirus mới (SARS-CoV-2), lần đầu tiên được phát hiện trong dịch coronavirus Vũ Hán 2019–2020.
Virus corona CoVid-19 là chủng virus mới chưa từng được phân lập trên người trước đây. Với tốc độ lây lan nhanh, Covid-19 hiện nay đã có mặt ở rất nhiều quốc gia. Virus mới này hiện gọi là CoVid-19, chưa từng được phát hiện trước khi bùng phát bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.
Điểm giống nhau của hai loại virus này là cả 2 loại đều lây qua đường mũi, miệng, mắt. Khác với các virus cúm theo mùa thông thường, cả hai loại này cho thấy khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi, nơi nó gây ra chứng viêm phổi và thậm chí dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
Các dấu hiệu của việc nhiễm hai loại virus này thường khá tương đồng như: Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Sẽ dẫn đến tử vong khi bị suy hô hấp nặng. Khi nhiễm hai loại virus này đều có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng lấy dịch mũi họng để xét nghiệm.
Cả hai đều có thể tồn tại khá lâu bên ngoài môi trường ở nhiệt độ bình thường. Bám trên các vật dụng ngoài môi trường, vì thế rất dễ lây nhiễm chéo.
Điểm khác nhau giữa 2 loại virus xuất phát từ nguồn gốc của hai loại. Giáo sư (GS) Raul Rabadan, đồng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cúm A/H1N1 tại Trường Đại học Columbia, cho biết dàn máy đã tìm thấy những “bà con, họ hàng” gần nhất của virus H1N1. Đó là những con virus cúm heo đã bị cô lập tại Mỹ từ nhiều năm qua.
Người mang virus cúm A(H1N1) có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.
Còn virus Covid-19 có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt là các loài động vật mang nhiều virus như Chuột, dơi... nhưng phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra.
Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm (một nghiên cứu mới bởi Trung Quốc vào ngày 11 tháng 2 cho rằng thời gian ủ bệnh lên đến 24 ngày).
Dịch cúm A(H1N1) bùng lên giữa tâm dịch bởi Covid-19, chúng ta cần hết sức bình tĩnh thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, tăng cường sức đề kháng để bảo vệ bản thân nhé!
Mẫn
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.