Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Virus Nipad nguy hiểm như thế nào?

Ngày 07/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Virus Nipah là loại virus hiếm gặp, có tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần so với COVID-19. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị hoặc vacxin phòng ngừa bệnh khi bị nhiễm virus Nipah.

Nipah là một loại virus thuộc chi Henipavirus, lây truyền từ động vật sang người. Đã có rất nhiều đợt bùng phát dịch do virus Nipah ở khu vực Đông Bắc Phi và Đông Nam Á. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở người do bị Nipah cao hơn rất nhiều so với COVID-19. Vậy virus Nipad nguy hiểm như thế nào?

Tìm hiểu tổng quan về virus Nipah

Virus Nipah (viết tắt là NiV) là loại virus thuộc chi Henipavirus, họ Paramyxoviridae. Loại virus này có khả năng lây truyền từ động vật sang người và ngược lại. Virus Nipah xuất hiện lần đầu vào năm 1998 tại Malaysia, sau đó được công bố vào năm 1999 khi chúng bùng phát ở Malaysia và Singapore. Tên gọi Nipah cũng được đặt theo tên một thị trấn ở Malaysia, nơi chúng được xác nhận lần đầu.

Virus Nipad nguy hiểm như thế nào? 2
Nipah là loại virus có khả năng lây truyền từ động vật sang người

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người bị nhiễm virus Nipah thường sẽ xuất hiện triệu chứng suy hô hấp, sốt, đau đầu và nôn mửa ở giai đoạn đầu. Đến giai đoạn nặng, người bệnh sẽ trở bên mất phương hướng, rối loạn tâm thần, viêm não và xuất hiện co giật, dẫn đến hôn mê trong vòng 24 - 48 giờ.

Đến nay, các đợt dịch bệnh bùng phát do virus Nipah vẫn được ghi nhận gần như hàng năm tại một số khu vực châu Á như Ấn Độ và Bangladesh. Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo rằng đây là một loại virus có nguy cơ cao gây ra dịch quy mô lớn trong tương lai nếu có các loại thuốc đặc trị hoặc vắc xin phòng ngừa.

Virus Nipad nguy hiểm như thế nào?

Mới đây, Tổng Giám đốc Hội đồng Nghiên cứu Y học Ấn Độ (ICMR) Rajeev Bahl đã tuyên bố rằng, tỷ lệ tử vong do virus Nipah khoảng 40 - 70%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 chỉ từ 2 đến 3%. Ngoài ra, có đến khoảng 20% số người sống sót sau khi nhiễm virus Nipah gặp các triệu chứng thần kinh kéo dài như co giật, thậm chí là thay đổi tính cách.

Mới đây, bang Kerala phía Nam Ấn Độ đã ghi nhận hai trường hợp tử vong do virus Nipah và đang nỗ lực chạy đua để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Trước đó, virus Nipah đã từng bùng phát 3 đợt dịch với quy mô rộng và tỷ lệ tử vong cao từ 72 - 86%. Đợt bùng phát đầu tiên vào năm 1998 tại một trang trại giết mổ heo ở Malaysia và Singapore đã lây nhiễm cho gần 300 người, trong đó có hơn 100 người tử vong.

Virus Nipad nguy hiểm như thế nào? 1
Tỷ lệ tử vong do virus Nipah cao hơn rất nhiều so với COVID-19

Đợt dịch thứ hai xảy ra vào năm 2001 ở Ấn Độ và Bangladesh, khiến 62 trong số 91 người mắc bệnh tử vong. Năm 2018, Kerala đã ghi nhận một đợt bùng phát mới khiến 21 người tử vong. Kerala được xem là một trong những nơi có nguy cơ cao bùng phát virus Nipah trên toàn cầu.

Sau khi chứng kiến sự gia tăng số ca nhiễm tại Kerala, người đứng đầu ICMR đã buộc chính quyền Ấn Độ phải áp đặt các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của virus Nipah. ICMR cũng khẳng định rằng, họ cũng đang rất nỗ lực để kiểm soát tình hình dịch bệnh này tại bang miền Nam Ấn Độ.

Virus Nipah lây nhiễm qua đường nào?

Vật chủ chính mang mầm bệnh là virus Nipah là một loài dơi ăn quả trong tự nhiên. Loài dơi này có thể lây truyền virus cho các loài động vật khác như dê, ngựa, cừu, chó, mèo và người. Virus Nipah lây truyền qua tiếp xúc với máu, nước tiểu hoặc chất bài tiết của các động vật nhiễm virus. Các con đường lây lan từ động vật sang người bao gồm tiếp xúc trực tiếp và tiêu thụ thực phẩm có dính chất dịch cơ thể của động vật nhiễm virus, như sử dụng nhựa cây chà là hoặc ăn trái cây nhiễm độc.

Ở đợt bùng phát đầu tiên, virus lây truyền từ dơi sang lợn rồi mới lây truyền cho người. Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là virus Nipah cũng có khả năng lây trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể, dịch mũi, máu hoặc nước tiểu của người bệnh. Điều này gây ra lo ngại về khả năng Nipah có thể gây ra dịch trên toàn cầu.

Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm virus Nipah

Khi mới bị nhiễm virus Nipah ở giai đoạn đầu, cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR bằng cách lấy dịch từ mũi họng, nước tiểu hoặc máu. Sau đó, kiểm tra kháng thể để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị và phục hồi của cơ thể.

Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị cao hơn và hạn chế lây lan. Tuy nhiên, triệu chứng ban đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, vì vậy, việc chẩn đoán thường dựa trên bệnh sử, như người từng tiếp xúc với người bệnh hoặc sống trong khu vực có dịch.

Cũng giống như các chủng cùng chi, hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị hoặc vaccine ngăn ngừa virus Nipah. Theo WHO và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng, đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước nhất có thể.

Virus Nipad nguy hiểm như thế nào? 3
Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát triệu chứng, nghỉ ngơi và bổ sung nhiều nước

Để ngăn ngừa nhiễm virus Nipah, biện pháp tốt nhất là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với động vật có khả năng nhiễm bệnh, rửa trái cây và rau quả cẩn thận, nên gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Theo khuyến nghị từ CDC, người dân ở những khu vực có dịch cần rửa tay bằng xà phòng/nước rửa tay thường xuyên. Đồng thời, tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể hoặc máu của những người nhiễm bệnh. Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, giữ vệ sinh đúng cách cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus Nipah.

Trên đây là bài viết chia sẻ tổng quan về dịch bệnh do virus Nipah gây ra. Việc tìm hiểu rõ về virus Nipah sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích và có cách phòng bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm