Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Virus zika lây qua đường nào? Những điều cần lưu ý về bệnh do virus zika

Ngày 02/01/2023
Kích thước chữ

Virus zika là một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi là vật trung gian truyền bệnh. Muỗi truyền bệnh bằng cách truyền virus từ người nhiễm bệnh sang cho người bình thường. Bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề đặc biệt đối với phụ nữ mang thai. Vậy bạn đã biết virus zika lây qua đường nào chưa?

Bệnh phổ biến ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việc bổ sung những kiến thức về bệnh zika là rất cần thiết để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Virus zika lây qua đường nào?” và những kiến thức liên quan đến chủ đề này. Mời bạn đọc tham khảo.

Virus zika là gì? Nguyên nhân gây bệnh zika

Virus zika là một bệnh truyền nhiễm do vết cắn của muỗi Aedes, chủ yếu phổ biến ở những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Virus zika được phát hiện vào năm 1947 và chỉ phát hiện rải rác ở châu Phi và Nam Á. Năm 2007, bệnh được ghi nhận đầu tiên ở Thái Bình Dương và kể từ năm 2013, các ca bệnh và bùng phát dịch của căn bệnh này được báo cáo xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ và châu Phi. Từ đó, dịch bệnh zika có khả năng xảy ra trên toàn cầu do môi trường nơi muỗi sống và sinh sôi ngày càng mở rộng.

Khi muỗi đốt một người nhiễm bệnh, virus sẽ xâm nhập vào muỗi và sau đó virus đi vào máu của người lành không nhiễm bệnh khi muỗi cắn người đó.

Virus zika lây qua đường nào? Những điều cần lưu ý về bệnh mà bạn cần biết 1 Muỗi là vật trung gian truyền bệnh do virus zika từ người này sang người khác

Virus zika lây qua đường nào?

“Virus zika lây qua đường nào?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến. Một số đường lây truyền của virus phải kể đến như:

  • Muỗi Aedes là vật trung gian truyền bệnh: Muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya, sốt vàng và virus zika. Khi loài muỗi này hút máu người hay động vật đang nhiễm bệnh zika, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể muỗi và ủ bệnh sau 10 ngày. Sau đó, virus đi vào máu của người lành không nhiễm bệnh hoặc động vật khác thông qua vết muỗi cắn.
  • Truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai có thể truyền virus sang thai nhi. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào báo cáo về việc virus zika truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ nên tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo phụ nữ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Truyền qua đường máu: Theo lý thuyết, virus zika có thể lây lan qua đường truyền máu nhưng vẫn chưa có báo cáo nào về trường hợp này.
  • Truyền qua đường tình dục: Virus này có thể truyền từ người này sang người khác qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng virus zika được phát hiện có trong tinh dịch của nam giới.
Virus zika lây qua đường nào? Những điều cần lưu ý về bệnh mà bạn cần biết 2 “Virus zika lây qua đường nào?" là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Một số biểu hiện của bệnh là gì?

Khoảng 75 - 80% bệnh nhân sau khi nhiễm bệnh không xuất hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Tuy nhiên, nếu có thì một số biểu hiện thường thấy như:

  • Sốt nhẹ từ 37,5 - 38,5 độ C.
  • Mệt mỏi, đau đầu, suy nhược.
  • Phát ban.
  • Đau cơ hay đau các khớp nhỏ ở bàn tay, chân.
  • Viêm xung huyết kết mạc.

Hầu như các triệu chứng sẽ tự hết trong khoảng từ 7 - 12 ngày và người bệnh có thể tự hồi phục hoàn toàn. Phụ nữ đang mang thai nếu không may mắc phải virus zika thì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai và gây tật đầu nhỏ ở trẻ và có khả năng gây tử vong.

Virus zika lây qua đường nào? Những điều cần lưu ý về bệnh mà bạn cần biết 3 Phát ban là một trong những biểu hiện khi nhiễm virus mà bạn nên lưu ý

Những trường hợp nào cần xét nghiệm virus?

Một số trường hợp cần xét nghiệm phát hiện virus zika như:

  • Có biểu hiện sốt, phát ban hay viêm kết mạc mắt, đau nhức cơ, khớp…
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đã từng sống hay du lịch ở những vùng bùng phát dịch và có các triệu chứng sốt, mệt mỏi, phát ban…

Khi bạn thuộc một trong những trường hợp trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định bệnh sớm. Virus zika là bệnh dễ lây truyền và có thể bùng phát thành dịch. Vì thế, việc chủ động phòng ngừa cũng như điều trị bệnh là cách tốt nhất và cần thiết để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Phòng ngừa bệnh do virus zika

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh do virus zika mà bạn nên biết như:

Phòng ngừa muỗi cắn:

  • Khi đi ngủ nên sử dụng màn chống muỗi để ngăn ngừa bị muỗi cắn, nhất là khi sinh sống và làm việc ở những khu vực có nhiều muỗi như khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Khi sử dụng các loại thuốc xịt côn trùng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tránh việc thuốc tiếp xúc với mắt, miệng hay các vết thương hở. Lưu ý không để trẻ nhỏ tự ý bôi thuốc chống muỗi.
  • Mặc quần áo dài ray và đi tất kín khi đi vào vùng có nhiều muỗi để tránh muỗi đốt.
  • Dùng điều hòa hoặc lưới chắn muỗi để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào môi trường sống của bạn.

Phòng ngừa muỗi sinh sản:

  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh gọn gàng, sạch sẽ, không để ứ nước đọng để muỗi có môi trường sinh sản. Che đậy kín những thùng nước, xô chậu có chứa nước hoặc để khô ráo khi không sử dụng.
  • Nên dọn sạch lá rụng, rác ở máng nước, thường xuyên vệ sinh bể bơi, vứt bỏ các vỏ lon cũ… vì đây là những môi trường mà muỗi hay sinh sống.
  • Dùng vợt bắt muỗi, nhang muỗi hoặc thuốc xịt muỗi để diệt muỗi.
Virus zika lây qua đường nào? Những điều cần lưu ý về bệnh mà bạn cần biết 4 Dọn vệ sinh nơi ở sạch sẽ để ngăn ngừa muỗi sinh sôi

Đến hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có vắc xin bảo vệ chống lại virus zika. Vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tránh đi du lịch vào những khu vực có sự bùng phát dịch của virus zika, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 - 8 tuần hoặc nếu có quan hệ thì phải sử dụng bao cao su khi có bạn tình sinh sống hoặc đi qua những vùng đang bùng phát dịch để phòng ngừa lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi “Virus zika lây qua đường nào?”. Mỗi cá nhân phải có ý thức phòng chống dịch bệnh để ngăn ngừa những hậu quả khôn lường có thể xảy ra. Nhà thuốc Long Châu chúc quý bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi những thông tin sức khỏe mới nhất trên trang web của chúng tôi nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.