Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vỡ búi trĩ chảy máu phải làm sao?

Ngày 14/09/2023
Kích thước chữ

Khi bạn đối diện với tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu, máu ra không kiểm soát, việc xử trí kịp thời giúp đảm bảo tính mạng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cần biết và các biện pháp cần thực hiện khi búi trĩ đã vỡ và gây chảy máu.

Vỡ búi trĩ chảy máu là một trong các biến chứng của bệnh trĩ cực kỳ nguy hiểm. Khi búi trĩ sa ra ngoài và bị vỡ chảy máu chứng tỏ bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng.

Dấu hiệu vỡ búi trĩ chảy máu

Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng đi ngoài ra máu là một triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh trĩ. Máu thường có màu đỏ tươi khi búi trĩ bị vỡ. Nếu màu máu sẫm hơn, người bệnh có thể mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, máu từ một búi trĩ huyết khối có thể có màu tối và thường là vón cục. Các triệu chứng khác của vỡ búi trĩ chảy máu bao gồm:

  • Cảm giác có một khối phình xung quanh hậu môn sau khi vệ sinh hậu môn.
  • Cảm thấy còn phân bên trong hậu môn trong hoặc sau khi đi đại tiện.
  • Khó khăn trong việc làm sạch khu vực hậu môn sau khi đi đại tiện.
  • Ngứa ngáy quanh hậu môn.
  • Cảm giác kích ứng, căng tức xung quanh hậu môn.
  • Có dịch nhầy từ hậu môn.
vo-bui-tri-chay-mau-phai-lam-sao.jpg
Dấu hiệu vỡ búi trĩ chảy máu gây ngứa ngáy quanh hậu môn

Nguyên nhân gây vỡ búi trĩ chảy máu

Vận động mạnh hoặc va chạm mạnh (đối với trĩ ngoại), cũng như khi bạn phải đi ngoài và phải rặn phân cứng, rặn trong trường hợp táo bón, đều có khả năng tác động đến búi trĩ. Khi xảy ra tác động này, búi trĩ có thể bị nứt hoặc vỡ ra, dẫn đến tình trạng chảy máu.

vo-bui-tri-chay-mau-phai-lam-sao-1.jpg
Vận động mạnh khiến búi trĩ vỡ và chảy máu

Cần lưu ý rằng tình trạng này không chỉ xảy ra với bệnh trĩ ngoại mà còn có thể ảnh hưởng đến bệnh trĩ nội. Hơn nữa, trong một số trường hợp đặc biệt, búi trĩ có thể hình thành huyết khối và nếu không được xử lý kịp thời, huyết khối này cũng có khả năng gây vỡ và chảy máu.

Biện pháp điều trị vỡ búi trĩ chảy máu

Vỡ búi trĩ chảy máu là một vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, có những biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Dưới đây là một số biện pháp tại nhà bạn có thể thử:

Tắm kiểu ngồi (sitz bath): Đây là cách tốt để giảm viêm và làm dịu khu vực hậu môn. Hãy ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm, có thể thêm một ít muối Epsom vào nước để tăng hiệu quả.

Sử dụng khăn ướt: Giấy vệ sinh thường có bề mặt thô ráp, có thể gây khó chịu cho người bị trĩ ngoại. Bạn có thể sử dụng khăn ướt không hương liệu và không chất kích ứng da thay thế.

Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh có bọc khăn và ngồi lên để giảm viêm và làm dịu khu vực hậu môn. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này quá 20 phút một lần.

Tránh rặn hoặc đi đại tiện quá lâu: Rặn hoặc đi đại tiện quá lâu có thể tạo thêm áp lực lên búi trĩ, gây chảy máu hoặc tăng triệu chứng.

Sử dụng thuốc không kê toa: Có các sản phẩm thuốc mỡ bôi ngoài da hoặc thuốc đặt hình viên đạn cho trĩ nội, chúng không cần kê toa và có thể giúp làm dịu triệu chứng.

Ngoài ra, bảo vệ hoạt động hệ tiêu hóa của bạn cũng rất quan trọng để tránh tái phát triệu chứng và tạo điều kiện tốt cho việc điều trị. Dưới đây là một số cách bạn có thể bảo vệ hệ tiêu hóa:

Uống đủ nước: Hãy duy trì thói quen uống nhiều nước và thường xuyên để tránh táo bón.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.

vo-bui-tri-chay-mau-phai-lam-sao-2.jpg
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn

Sử dụng thuốc làm mềm phân: Trong trường hợp táo bón nặng, bạn có thể sử dụng thuốc làm mềm phân không cần kê toa.

Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp tránh táo bón.

Nếu sau một thời gian thử các biện pháp tại nhà mà triệu chứng không cải thiện hoặc tái phát, bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị chuyên sâu hơn. Điều quan trọng là không tự chẩn đoán và tự điều trị, vì có nhiều tình trạng sức khỏe khác có triệu chứng tương tự như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh viêm ruột (IBD). Việc tự chẩn đoán có thể gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.