Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chào mừng cha mẹ đến với wonder week 26 của con! Bắt đầu trong khoảng từ tuần 22 đến tuần 26 kể từ ngày dự sinh, bé sẽ chính thức bước vào giai đoạn “thế giới của các mối quan hệ”. Bé khóc nhiều hơn, cáu kỉnh hơn và bám dính ba mẹ nhiều hơn bạn thường thấy. Đây là những tín hiệu đầu tiên cho thấy wonder week 26 đã đến.
Wonder week 26 hay bước nhảy vọt thứ 5 không phải là một vấn đề nhỏ. Ngược lại, wonder week 26 giúp bé nhận thức được những mối quan hệ tương quan giữa tất cả những tuần khủng hoảng trước đó. Dù những bước nhảy vọt xảy ra trong suốt quá trình phát triển của trẻ như những mảnh ghép riêng lẻ, nhưng về cơ bản, chúng vẫn có các mối liên kết chặt chẽ bởi đều liên quan đến sự phát triển về sau của con.
Wonder week 26 hay bước nhảy vọt 5 được gọi là “Thế giới của các mối quan hệ”. Tuần khủng hoảng này được phân thành nhiều giai đoạn, và giờ đây, bé có thể hiểu được khoảng cách giữa hai đồ vật bất kỳ cũng như vị trí của các đồ vật khác. Ví dụ như khi bạn bước đi, con bạn sẽ nhận biết được khoảng cách giữa bé và bạn là bao xa. Trẻ cũng có thể hiểu được có thứ gì đó ở bên trong, bên cạnh, bên trên, bên dưới và thậm chí ở giữa một thứ khác.
Trong tuần khủng hoảng 26 của con, bé sẽ học được những điều sau:
Bắt đầu từ tuần thứ 22, mẹ sẽ có thể nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của tuần khủng hoảng 26. Con bạn sẽ quấy khóc nhiều hơn, yêu cầu nhiều sự quan tâm, chăm sóc hơn và đồng thời cũng cáu kỉnh, gắt gỏng hơn bình thường. Giai đoạn này trong wonder week 26 thường kéo dài từ một đến năm tuần, nhưng đa số các bé đều thường kết thúc giai đoạn này ở tuần thứ tư.
Trong thời gian này, con bạn sẽ tạo ra rất nhiều tín hiệu để báo cho mẹ biết rằng con đang bắt đầu tuần khủng hoảng của con, đặc biệt là từ tuần thứ 26 trở đi, những tín hiệu này dần trở nên rõ ràng hơn để giúp mẹ có thể dễ dàng nhận ra các vấn đề con đang gặp phải.
Vào khoảng tuần 26, em bé sẽ dần quen hơn với thế giới mới và giai đoạn khó khăn nhất của tuần khủng hoảng 26 sẽ qua đi. Sau đó là thời gian dành cho phần hay nhất của bước nhảy vọt: Giai đoạn kỹ năng. Dựa trên kiến thức đã được học về những “sự kiện” từ wonder week 19, lần đầu tiên trong đời bé có thể nhận thức và hiểu được các “mối quan hệ” giữa các sự vật với nhau.
Vào khoảng tuần 29 đến 30, một giai đoạn khó khăn khác (đỡ hơn) đã đến. Có một số bé sẽ khóc nhiều hơn, cáu kỉnh và gắt gỏng hơn bình thường. Nhưng điều này không liên quan gì đến giai đoạn “bám víu” trước của wonder week. Khi này, em bé của bạn đã có thể phát hiện và nhận biết được khi nào mẹ rời xa chúng. Giờ đây con có thể nắm bắt, đo đạc được “khoảng cách” và học được cách đòi hỏi, con có thể sẽ hoảng sợ hoặc nổi quạu dù cho mẹ chỉ rời xa chúng một tí tẹo.
Một số em bé chủ yếu sẽ thể hiện các kỹ năng vận động của mình trong quá trình học hỏi, nhưng cũng sẽ có nhiều bé khác sẽ thể hiện kỹ năng nói và nhận biết từ ngữ.
Mỗi em bé đều có thể phát triển theo cách riêng của mình và tự quyết định được những gì mình muốn phát triển. Điều tuyệt vời nhất là khả năng tự định hình này cho phép cha mẹ có thể hiểu được đôi chút về tính cách của con mình trong tương lai.
Dưới đây là một số điều cha mẹ cần làm khi trẻ đang ở giai đoạn wonder week 26:
Nếu bạn chưa làm vậy thì bây giờ là lúc để hình thành thói quen ngủ trưa và ngủ đúng giờ cho con bạn. Khi bé đang cố gắng tạo ra nhiều sự kết nối giữa lời nói và hành động của bản thân, thói quen này sẽ rất hiệu quả trong việc giao tiếp với bé và giúp bạn đỡ cực hơn.
Không gian và thời gian hoàn hảo để bé có thể học tập và thực hành những kỹ năng mới bé vừa học được đó là khi bé nằm một mình trong nôi. Vào lúc này, con sẽ không bị phân tâm, có thể bé sẽ phun nước miếng, thổi bong bóng, và nói “ê a” trong bao lâu tùy thích.
Điều quan trọng cần lưu ý là thời gian trôi đi không hề giúp thay đổi nhu cầu ngủ của trẻ. Để đảm bảo con được tiếp tục ngủ đủ giấc, bạn có thể cần cho trẻ vào nôi sớm hơn bình thường để ngủ trưa và tối để trẻ có thể tập luyện nhiều nhưng vẫn ngủ đúng giờ.
Hãy nhớ rằng, nếu con bạn không ngủ đúng giờ, cơ thể chúng sẽ bắt đầu sản sinh ra các hormone chống lại cảm giác buồn ngủ khiến chúng khó ngủ và không muốn ngủ. Nếu bé bỏ ngủ trưa hoặc ngủ trưa một lát do “tập luyện” thì bạn cũng sẽ phải ép trẻ đi ngủ.
Hãy nói chuyện với con thường xuyên để con biết rằng bạn vẫn luôn ở gần con, dù con có không thấy bạn đi chăng nữa. Mẹ nói chuyện với con càng nhiều thì con càng dễ quen với việc không phải lúc nào mẹ cũng sẽ ở trong tầm mắt.
Trên đây là tất cả những thông tin có thể sẽ hữu ích và giúp bạn vượt qua wonder week 26 cùng con. Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng mọi chuyện đều có biện pháp giải quyết và hãy luôn kiên nhẫn với con mình mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi cách mình có thể.
Xem thêm: