Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Từ lâu, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa đã trở thành thói quen hàng ngày của người Việt Nam. Không phải tự nhiên mà lại có thói quen này, giấc ngủ trưa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Vậy ngủ trưa có tác dụng gì?
Có được giấc ngủ trưa là mong muốn của hầu hết những người trưởng thành đã đi làm, đây chính là thời gian lý tưởng để họ có thể phục hồi năng lượng và nghỉ ngơi sau thời gian làm việc buổi sáng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ngủ trưa có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Ngủ trưa là một nhu cầu sinh lý của cơ thể con người, đặc biệt là đối với những người làm những công việc nặng nhọc hay làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Giấc ngủ trưa sẽ giúp đầu óc được thư giãn, tỉnh táo hơn vào buổi chiều.
Ngoài ra, vào buổi trưa, thân nhiệt chúng ta có xu hướng giảm dần, khả năng phản ứng cũng chậm hơn, vì vậy một giấc ngủ ngắn rất cần thiết để cơ thể được nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng. Dưới đây là một số tác dụng của ngủ trưa đối với sức khỏe:
Sau thời gian học tập, làm việc buổi sáng, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn được thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Nếu bỏ qua giấc ngủ trưa thì buổi chiều bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái kém tập trung, cơ thể uể oải và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Theo nghiên cứu cho thấy, một giấc ngắn vào buổi trưa sẽ đem lại sự tỉnh táo, tập trung hơn nhiều lần so với việc sử dụng trà hoặc cà phê.
Ngoài việc tăng cường sự tập trung, giấc ngủ trưa còn giúp não bộ được nghỉ ngơi. Đặc biệt, đối với sự phát triển não bộ của trẻ đang lớn, giấc ngủ trưa còn góp phần cho trí tuệ của bé được tốt hơn.
Khi chúng ta học tập, làm việc,mắt phải làm việc liên tục. Một giấc ngủ trưa sẽ giúp mắt được thư giãn, hạn chế tối đa các bệnh về mắt và các tật khúc xạ.
Tình trạng quá tải thông tin tiếp nhận và ghi nhớ vào não bộ lặp đi lặp lại hàng ngày có thể tạo áp lực cho hệ thần kinh và dẫn đến suy giảm trí nhớ. Ngủ trưa sẽ giúp hệ thần kinh được nghỉ ngơi và tái tạo nguồn năng lượng để phục vụ cho việc ghi nhớ trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sức khỏe tim mạch và giấc ngủ trưa, họ nhận thấy rằng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch của những người ngủ trưa sau khi ăn 1 - 2 lần/tuần thấp hơn đáng kể so với những người hoàn toàn không ngủ trưa.
Một nghiên cứu khác tại Nhật bản cho thấy, những giấc ngủ ngắn dưới 30 phút vào buổi trưa có lợi cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch vành.
Sau khi đã tìm hiểu ngủ trưa có tác dụng gì thì chúng ta cần biết làm thế nào để giấc ngủ đạt chất lượng và hiệu quả, từ đó có thể phát huy tốt nhất những công dụng từ giấc ngủ trưa cho sức khỏe. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý:
Thời gian ngủ trưa và thức dậy nên được thống nhất thực hiện vào một khung thời gian nào đó trong ngày để tạo thành thói quen, ổn định đồng hồ sinh học, tận dụng được tối đa những lợi ích sức khỏe mà giấc ngủ trưa mang lại.
Ngoài ra, không nên đi ngủ ngay sau khi ăn trưa, điều này có thể sẽ tạo sức ép đối với khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Bên cạnh đó, sau khi ăn, dạ dày sẽ căng to lên, nếu bạn đi ngủ lúc này sẽ khiến dạ dày đè lên cơ hoành khiến hoạt động của tim bị chèn ép, cản trở thậm chí là có khả năng dẫn đến đột quỵ. Theo các chuyên gia, nên đi ngủ sau khi ăn trưa ít nhất 1 - 2 tiếng là tốt nhất.
Ngủ trưa là giấc ngủ ngắn, vì thế nên thời lượng ngủ trưa chỉ nên kéo dài từ 20 - 30 phút. Giấc ngủ trưa quá dài có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải vào buổi chiều và khó ngủ vào buổi tối.
Tư thế ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của giấc ngủ trưa. Chúng ta nên ngủ trưa với tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, giãn đều các cơ bắp, chân tay không bắt chéo.
Những người làm việc văn phòng thường ngủ trưa với tư thế gối đầu lên tay, ngồi gục đầu xuống bàn. Ngoài ảnh hưởng đến cột sống thì ngủ với tư thế này còn có thể dẫn đến ngủ trưa dậy bị đau đầu buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh, hoa mắt chóng mặt, tê cứng chân tay,... Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do khi gục đầu xuống bàn, lồng ngực sẽ bị chèn ép, ảnh hưởng đến hô hấp, hệ tuần hoàn máu và hệ dẫn truyền thần kinh, gia tăng áp lực lên tim, phổi.
Để có thể ngủ trưa đạt chất lượng, bạn nên chọn nơi mát mẻ, yên tĩnh, ít ánh sáng và hạn chế bị làm phiền. Sử dụng rèm cửa, nút tai, bịt mắt ngủ và âm nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngon giấc hơn.
Giấc ngủ ngắn giữa ngày có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với con người, tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng. Dưới đây là một số đối tượng không nên ngủ trưa:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ngủ trưa có tác dụng gì, cũng như những lưu ý giúp bạn có được giấc ngủ trưa chất lượng để mang lại những lợi ích cho sức khỏe. Ngủ trưa chính là thời điểm lý tưởng để cơ thể có thể thư giãn, nghỉ ngơi. Mong bạn dù bận rộn thế nào cũng có thể sắp xếp cho mình một khoảng thời gian ngủ trưa, điều hòa cơ thể nhé!
Thảo Nguyên
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.