Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

Ngày 24/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi chẳng may mắc phải bệnh ung thư phổi, hầu hết các bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân không khỏi lo lắng về các vấn đề khác nhau chẳng hạn như phương pháp điều trị. Nếu được các bác sĩ đưa ra đề nghị dùng phương pháp xạ trị để điều trị bệnh ung thư phổi, thì bệnh nhân sống được bao lâu?

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thuộc dạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào nếu phát hiện chậm trễ. Tuy nhiên, phần lớn bệnh diễn biến không có triệu chứng hay bất kì dấu hiệu rõ rệt nào khi ở giai đoạn sớm. Bệnh rất dễ nhầm với các bệnh lý thông thường như viêm phổi, làm cho bệnh nhân có tâm lí chủ quan, không đi khám bệnh sớm.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi, căn bệnh cướp đi trăm ngàn tính mạng con người trên toàn cầu mỗi năm. Khi được chỉ định dùng phương pháp xạ trị để điều trị bệnh ung thư phổi, rất nhiều bệnh nhân cũng như người nhà của họ thắc mắc, sau khi xạ trị bệnh nhân ung thư phổi tuổi thọ bệnh nhân sẽ kéo dài được bao lâu?

Phương pháp xạ trị ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi là kỹ thuật điều trị ung thư phổi tiên tiến, có thể giúp loại bỏ các tế bào ung thư ác tính bằng việc chiếu các tia bức xạ mang năng lượng cao vào khu vực bị ung thư. Xạ trị ung thư phổi thực hiện bằng cách chiếu xạ từ bên ngoài qua việc sử dụng máy chiếu tia xạ cường độ mạnh đặt bên ngoài cơ thể của bệnh nhân, qua đó nhằm tiêu diệt, thu nhỏ được khối u bằng cách chiếu tia xạ xuyên qua lồng ngực của người bệnh.

Khi xạ trị, sử dụng bức xạ năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phân chia nhanh chóng. Thực tế có nhiều công dụng của phương pháp xạ trị trong ung thư phổi như sau:

  • Có thể xem như là phương pháp điều trị chính và triệt để.
  • Có thể áp dụng trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u.
  • Có thể sử dụng sau phẫu thuật nhằm loại bỏ bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
  • Áp dụng điều trị ung thư phổi di căn lên não hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Bên cạnh việc tấn công các khối u, xạ trị có thể giúp làm giảm một số triệu chứng khối u gây ra như khó thở.
  • Ngoài sử dụng như phương pháp điều trị chính, xạ trị có thể sử dụng kết hợp với hóa trị hoặc với liệu pháp miễn dịch.
Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?1 Hình ảnh máy xạ trị

Vai trò của phương pháp xạ trị

Xạ trị ung thư phổi là phương pháp tối tân hiện đại, có chi phí khá cao nhưng mang lại hiệu quả điều trị khá tốt, khả quan và an toàn, ít ảnh hưởng đến bệnh nhân so với các phương pháp khác.

Khi nào người bệnh chỉ định xạ trị?

Xạ trị ung thư phổi thường được chỉ định cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh, khi khối u chưa có dấu hiệu xâm lấn và di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể bệnh nhân. Phương pháp xạ trị ung thư phổi còn được chỉ định ở những giai đoạn sau với mục đích nhằm thu nhỏ kích thước khối u, hoặc kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật nhằm giảm những đau đớn khó chịu cho người bệnh, cũng như khi các khối u có kích thước nhỏ, chưa được nhìn thấy qua việc chẩn đoán hình ảnh.

Mục đích xạ trị ung thư phổi

Xạ trị ung thư phổi có rất nhiều mục đích khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân như sau:

Giảm kích thước các khối u: Kết hợp với phương pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u, xạ trị lúc này sẽ tiêu diệt những khối u còn sót lại sau phẫu thuật hoàn tất.

Ở những trường hợp bệnh mới được phát hiện: Khi khối u còn quá nhỏ thì xạ trị là phương pháp điều trị chính nhằm loại các bỏ khối u ung thư phổi.

Giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát: Xạ trị giúp làm giảm các đau đớn cho bệnh nhân và ngăn ngừa ung thư phổi tái phát sau điều trị.

Ngăn chặn sự di căn: Xạ trị lúc này nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.

Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?2 Xạ trị ung thư phổi được áp dụng nhiều mục đích khác nhau

Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

Một nghiên cứu năm 2021 đã so sánh tỷ lệ sống sót sau 1 năm và 3 năm của những người mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ - chiếm 85% các trường hợp (NSCLC) tại giai đoạn IA đã được xạ trị toàn thân lập thể (SBRT) và phương pháp phẫu thuật như sau:

  • Đối với cả hai nhóm, tỷ lệ sống sót chung là 91% sau 1 năm.
  • Sau 3 năm, tỷ lệ sống sót của những người sử dụng phương pháp xạ trị (SBRT) là 87% và ở những bệnh nhân sử dụng phương pháp phẫu thuật là 84%.

Một nghiên cứu năm 2018 cũng cho thấy rằng việc bổ sung liệu pháp miễn dịch kết hợp với xạ trị và hóa trị có tác dụng kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Xem xét tỷ lệ xạ trị thành công (kết hợp với hóa trị hoặc với liệu pháp miễn dịch) cho những người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) tại giai đoạn III:

  • Tỷ lệ sống sau 24 tháng của những người sử dụng xạ trị kết hợp với hóa trị và liệu pháp miễn dịch là 66,3% so với 55,6% ở những bệnh nhân chỉ được xạ trị và hóa trị.
  • Thời gian sống trung bình dẫn đến tử vong hoặc di căn là 28,3 tháng ở nhóm nhận cả ba phương pháp điều trị so với 16,2 tháng ở nhóm chỉ xạ trị và hóa trị.
Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?3 Xạ trị ung thư phổi sống được bao lâu?

Một nghiên cứu khác đối với những bệnh nhân không sử dụng phương pháp phẫu thuật đã cho thấy:

  • Thời gian sống thêm trung bình là 11,9 tháng ở những người được xạ trị và hóa trị.
  • 10,5 tháng đối với những bệnh nhân chỉ được hóa trị.
  • 3,7 tháng đối với những bệnh nhân chỉ được xạ trị.

Một nghiên cứu năm 2017, đã so sánh những bệnh nhân sử dụng phương pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT) với những bệnh nhân xạ trị 3D, đối với các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) tại giai đoạn III, thời gian sống sót tổng thể trong 2 năm là như nhau giữa 2 nhóm, tuy nhiên những bệnh nhân sử dụng phương pháp xạ trị điều biến cường độ (IMRT) có ít tác dụng phụ hơn.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy xạ trị rất tốt nhằm kiểm soát sự phát triển của ung thư phổi trong giai đoạn đầu, ước tính để các khối u ban đầu phát triển sau 4 năm là 96%.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm