Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Triệu chứng ung thư phổi tái phát?

Ngày 08/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sau khi hoàn thành và kết thúc việc điều trị, bệnh nhân ung thư phổi rất có khả năng bị tái phát lại. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi những thay đổi trong cơ thể nhiều hơn nữa để sớm phát hiện các triệu chứng ung thư phổi tái phát và có phương hướng điều trị kịp thời.

Tái phát ung thư là tình trạng các tế bào ung thư tái phát trở lại sau khi bệnh nhân đã kết thúc việc điều trị. Mặc dù các khối u không còn được phát hiện trong cơ thể, tuy nhiên một thời gian lại xuất hiện. Ung thư phổi tái phát thường được định nghĩa là ung thư phổi phát triển trở lại sau khi điều trị khỏi. Sự tái phát này có thể là cùng một loại ung thư, xảy ra ở cùng một vị trí trước đây, hoặc loại ung thư và vị trí có thể khác nhau.

Ung thư phổi tái phát xảy ra rất thường xuyên, ngay cả đối với các khối u ở giai đoạn đầu và bất chấp luôn các liệu pháp điều trị ung thư hiện đại như hiện nay. Rất nhiều bệnh nhân sau khi chữa khỏi bệnh ung thư phổi thì sau một thời gian lại có dấu hiệu ung thư tái phát và phải tiếp tục điều trị. Vậy tại sao ung thư phổi tái phát và làm thế nào để đối phó với tình trạng đau đầu này?

Ung thư phổi tái phát là gì?

Ung thư phổi tái phát được hiểu là tình trạng các tế bào ung thư quay trở lại sau một khoảng thời gian đã được điều trị khỏi. Khả năng tái phát này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Loại ung thư phổi, phương pháp điều trị, chế độ ăn uống hằng ngày và thói quen sinh hoạt của người bệnh… Ung thư phổi có thể tái phát ở 3 vị trí sau đây:

  • Ung thư phổi tái phát cục bộ: Ung thư tái phát ngay ở phổi và gần với khối u ban đầu.
  • Ung thư phổi tái phát khu vực: Ung thư tái phát ở các hạch bạch huyết và gần khối u ban đầu.
  • Ung thư phổi tái phát xa: Ung thư phổi tái phát ở các cơ quan khác như: Xương, não, gan hoặc tuyến thượng thận.

Như thế nào là ung thư phổi tái phát?1

Ung thư phổi tái phát được hiểu là tình trạng các tế bào ung thư quay trở lại sau một khoảng thời gian đã được điều trị khỏi

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi tái phát

Tùy thuộc vào vị trí ung thư tái phát mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau như:

  • Nếu tái phát tại chỗ ung thư cũ, hoặc trong các hạch bạch huyết gần với khối u ban đầu, các triệu chứng có thể bao gồm: Ho, ho rất nhiều, ho ra máu, khó thở, thở khò khè hoặc viêm phổi.
  • Tái phát xa: Khi khối u tái phát ở não, có thể gây ra các triệu chứng như: Chóng mặt, buồn nôn, thị lực giảm, yếu ở một bên của cơ thể hoặc thậm chí có thể mất ý thức.
  • Tái phát ở gan gây ra các triệu chứng như: Đau bụng, vàng da, vàng mắt và ngứa da.
  • Tái phát ở xương gây ra các triệu chứng như: Đau nhức xương khớp và lúc này xương rất dễ gãy.

Ngoài ra, người đã từng bị ung thư phổi, và khi tái phát thường có các triệu chứng chung như: Rất mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng, đột ngột… Khi thấy các dấu hiệu này xảy ra, bạn cần đến bệnh viện gấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Như thế nào là ung thư phổi tái phát?2

Tùy thuộc vào vị trí ung thư tái phát mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau

Nguyên nhân ung thư phổi tái phát là gì?

Hầu hết những lần tái phát ung thư phổi là do sự lây lan của các khối u ác tính ban đầu. Ngay cả sau khi điều trị lần đầu, điều đó vẫn có thể tồn tại các tế bào ung thư và giảm xuống dưới mức phát hiện của việc xét nghiệm hình ảnh.

Những tế bào tiềm tàng này có khả năng tạo thành một khối u mới tại vị trí ban đầu hoặc được lưu chuyển qua hệ thống mạch máu hoặc các hệ thống bạch huyết đến các bộ phận xa hơn của cơ thể, hình thành nên ung thư phổi tái phát. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư rất có thể làm tăng nguy cơ mắc một bệnh ung thư khác.

Như thế nào là ung thư phổi tái phát?3

Cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh tránh để bệnh cũ tái phát

Phương pháp điều trị ung thư phổi tái phát hiện nay

Căn cứ vào các vị trí tái phát, vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hội chẩn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị ung thư phổi tái phát được biết đến như: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và các liệu pháp nhắm mục tiêu.

  • Đối với phương pháp phẫu thuật, phương pháp điều trị ung thư phổi tái phát này được sử dụng trong hầu hết các trường hợp tái phát tại chỗ hoặc dùng điều trị các khối u bị cô lập trong gan hoặc não của bệnh nhân.
  • Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, xạ trị có thể áp dụng trong việc điều trị ung thư phổi tái phát với liều lượng thấp hơn ở giai đoạn đầu.
  • Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Đối với phương pháp này, có thể bổ trợ sau khi phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại giúp giảm nguy cơ bệnh tái phát. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sử dụng chính trong việc điều trị ung thư phổi tái phát ở giai đoạn muộn.
  • Liệu pháp miễn dịch liên quan đến việc sử dụng các loại thuốc nhằm kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.
  • Các liệu pháp nhắm mục tiêu có thể hữu ích cho người bị ung thư phổi tái phát hoặc giai đoạn cuối. Việc xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định xem bệnh nhân đột biến gen có thể điều trị được hay không (chẳng hạn đột biến EGFR, ung thư phổi tái phát dương tính với ALK hoặc dương tính với ROS1).
Như thế nào là ung thư phổi tái phát?4 Sau khi điều trị khỏi bệnh ung thư phổi cần thăm khám sức khỏe định kì

Để sớm phát hiện ra các dấu hiệu tái phát bệnh, bên cạnh việc theo dõi tình trạng sức khỏe, bạn đọc cũng cần thường xuyên đến bệnh viện thăm khám định kỳ, kiểm tra để phát hiện những dấu hiệu, khối u ung thư tái phát sớm để điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, một khi bệnh ung thư phổi tái phát, thông thường tình trạng bệnh đã vào giai đoạn IV. Theo Viện Ung thư Quốc gia, những bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn IV nên xem các thử nghiệm lâm sàng như là một phương tiện để tiếp cận các phương pháp điều trị thử nghiệm nhằm mục đích có thể kéo dài sự sống.

Đối diện với sự tái phát ung thư phổi có thể rất khó khăn. Đối với một số bệnh nhân, sự thất vọng có thể tràn ngập và dễ dẫn đến trầm cảm, lo lắng về một trận chiến mà họ từng nghĩ rằng họ đã chiến thắng. Dù những cảm xúc này là hoàn toàn bình thường, nhưng hãy tiếp tục cố gắng đừng để căn bệnh quái ác này lấn át bạn đến mức bạn phải bỏ cuộc.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm