AFP là một chất có trong huyết thanh ở người với hàm lượng nhỏ, tuy nhiên khi mang thai hoặc mắc bệnh ung thư hay bị bệnh lý suy giảm chức năng gan thì nồng độ AFP sẽ cao hơn. Do đó, xét nghiệm AFP định lượng chất này trong máu thường xuyên được sử dụng trong y học để kiểm tra các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Xét nghiệm AFP là gì?
AFP, tên đầy đủ là Alpha-fetoprotein, là một loại protein có trong huyết tương người và được tạo ra bởi các tế bào gan của bào thai. Vì vậy, trẻ sơ sinh sẽ thường có nồng độ AFP trong máu tương đối cao, rồi giảm dần ở những năm tháng phát triển tiếp theo. Còn đối với những người trưởng thành, chỉ số AFP trong máu được cho là ổn định, thường dưới 10 ng/ml.
Tuy nhiên, AFP trong máu sẽ tăng do một số nguyên nhân như bị bệnh lý về gan (viêm gan, xơ gan, ung thư gan), mang thai và thai nhi bất thường, ung thư các loại (ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày…), u tế bào mầm (của tinh hoàn, buồng trứng…).
Xét nghiệm AFP tầm soát ung thư gan
Vì thế, xét nghiệm AFP định lượng chất này trong máu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cần thiết trong chẩn đoán các bệnh ung thư, bệnh về gan… Bên cạnh đó, đối với bà bầu, việc xét nghiệm này cũng giúp đánh giá sức khỏe của thai nhi trong bụng xem phát triển có tốt không?
Thực hiện xét nghiệm nồng độ AFP không hề khó, tương tự như việc lấy máu thông thường, người bệnh chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn lấy máu. Sau đó, mẫu xét nghiệm sẽ được gửi phân tích định lượng AFP. Nếu kết quả bất thường, người bệnh sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán kỹ càng hơn.
Ý nghĩa của xét nghiệm AFP đối với sức khỏe con người
Hàm lượng AFP trong máu tiết lộ nhiều thông tin về sức khỏe và bệnh lý của từng đối tượng khác nhau. Cụ thể:
Đối với phụ nữ mang thai
Trong thai kỳ, xét nghiệm AFP thường được kết hợp cũng nhiều loại xét nghiệm khác, mục đích là để kiểm tra xem em bé trong bụng mẹ có gặp bất thường không?
Kết quả bình thường
Đó là khi nồng độ AFP có chỉ số nhỏ hơn 30,25 ng/ml hoặc âm tính. Điều này có nghĩa là thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường.
Kết quả bất thường
Trường hợp nồng độ AFP cao trên 2,5 lần mức bình thường thì em bé có khả năng cao gặp phải dị tật nứt cột sống. Ngược lại, nồng độ AFP giảm bất thường, thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Edwards hoặc Down. Thậm chí, đôi khi thai lưu sẽ khiến AFP ở lần đo sau giảm so với những lần đo trước trong thai kỳ.
Xét nghiệm AFP đối với phụ nữ mang bầu
Kết quả xét nghiệm AFP như trên là độc lập, không có ý nghĩa chẩn đoán. Bởi trong khá nhiều trường hợp nồng độ AFP bất thường nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh. Lý do là bởi trong thai kỳ, thai nhi tạo ra nhiều AFP hơn nên nồng độ chất này trong máu của người mẹ cũng cao hơn.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến sự biến đổi của nồng độ AFP, đó là sinh đôi trở lên, vấn đề về cân nặng, bệnh đái tháo đường… Trường hợp, kết quả AFP bất thường, tốt nhất mẹ bầu nên làm thêm các kiểm tra khác để kiểm tra như siêu âm, chọc ối…
Đối với cơ thể người bình thường
Kết quả xét nghiệm bình thường
-
Người lớn: Nồng độ AFP < 40ng/ml hoặc < 40 mcg/l
-
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: Sẽ có nồng độ AFP < 30ng/ml
Kết quả xét nghiệm bất thường
-
Nồng độ AFP trong máu từ 500 - 1000ng/ml trở lên thì khả năng cao là dấu hiệu của bệnh ung thư.
-
Bệnh nhân mắc bệnh gan có kết quả AFP > 200ng/ml thì rất có thể bệnh đã tiến triển đến ung thư gan.
-
Nồng độ AFP tăng thấp hơn 200ng/ml thì có khả năng bộ phận gan gặp vấn đề. Nếu muốn biết chính xác hơn, xem có mắc bệnh xơ gan, ung thư gan hay gan mạn tính hay không thì người bệnh sẽ được chỉ định xét nghiệm AFP-L3%.
Nồng độ AFP của người bình thường là bao nhiêu?
Một số nguyên nhân được cho là gây tăng nồng độ AFP bất thường là các bệnh lý về gan như viêm gan, tổn thương gan, xơ gan, u các loại như u buồng trứng, u tinh hoàn, u phôi bào, các bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan phổ biến nhất, rồi ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng…
Có những trường hợp, kết quả xét nghiệm nồng độ AFP bình thường nhưng vẫn có khả năng bị ung thư gan hoặc bệnh lý ở gan. Cụ thể, theo nghiên cứu ước tính có khoảng 20 - 30% bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan nguyên phát nhưng không tăng nồng độ AFP một cách bất thường.
Không chỉ có ý nghĩa trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh, xét nghiệm AFP còn được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị và điều chỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Chắc hẳn đến đây, các bạn đã biết xét nghiệm AFP là gì? cũng như ý nghĩa của xét nghiệm này đối với sức khỏe, bệnh lý của một số đối tượng đặc biệt. Hy vọng từ những chia sẻ hữu ích trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và những người thân yêu một cách tốt nhất.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Tổng hợp