Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sắt là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá trong cơ thể như vận chuyển oxy, tổng hợp ADN, vận chuyển điện tử,... và là nguyên liệu tổng hợp các tổ chức trong cơ thể như hemoglobin, enzyme và myoglobin. Khi cơ thể hoạt động bình thường, nồng độ sắt thường duy trì ở một khoảng bình thường nhất định. Nồng độ sắt huyết thanh trong máu cao hoặc thấp có thể phản ánh một tình trạng bệnh lý của cơ thể. Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh của cơ thể.
Xét nghiệm sắt huyết thanh là một trong những xét nghiệm quan trọng và thường được chỉ định trong các xét nghiệm huyết học. Đây là một trong những xét nghiệm thường quy dùng để chẩn đoán thiếu máu và xác định nguyên nhân thiếu máu. Vậy xét nghiệm sắt huyết thanh cụ thể như thế nào và có ý nghĩa gì? Hy vọng bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc sau bài viết này.
Sắt huyết thanh biểu thị nồng độ sắt trong transferrin - một protein trong máu đóng vai trò vận chuyển sắt đến các cơ quan trong cơ thể. Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết được lượng sắt còn trong máu hay nồng độ sắt gắn với transferrin. Xét nghiệm sắt huyết thanh này thường được được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng thiếu máu và có các xét nghiệm công thức máu bất thường.
Nồng độ sắt huyết thanh bình thường dao động từ 70-190 μg/dL (hay 12,5 – 34,1 μmol/L) đối với nam và 60-190 μg/dL (hay 10,7 – 34,1 μmol/L) đối với nữ. Nồng độ sắt huyết thanh biểu hiện tình trạng thiếu hoặc thừa sắt trong cơ thể, nồng độ sắt bất thường phản ánh nhiều tình trạng bệnh lý
Đa số bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt sẽ có tình trạng nồng độ sắt huyết thanh ở mức cận dưới giá trị bình thường vì việc giảm lượng sắt dự trữ thường xảy ra từ từ trong một thời gian dài. Ngoài ra, nồng độ sắt huyết thanh cũng giảm khi người bệnh bị suy dinh dưỡng, bị bỏng, hội chứng thận hư hay suy giáp, mất máu qua đường tiêu hoá,.. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu sắt cho cơ thể. Ngoài ra, nồng độ sắt huyết thanh cũng giảm khi có viêm nhiễm, do đó việc xem xét kết quả xét nghiệm cần đi kèm với khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC).
Không phải lúc nào nồng độ sắt huyết thanh cũng giảm. Nồng độ sắt huyết thanh có thể tăng trong trường hợp thiếu máu tán huyết hoặc quá tải sắt. Nguyên nhân quá tải sắt có thể là do bạn hấp thu quá nhiều sắt hoặc bổ sung sắt không đúng cách. Thiếu máu tán huyết là tình trạng hồng cầu bị vỡ hàng loạt và giải phóng một lượng sắt lớn làm tăng nồng độ sắt huyết thanh. Ngoài ra, người mắc các bệnh về gan như viêm gan cấp, suy gan hay truyền máu nhiều lần cũng làm lượng sắt trong máu tăng.
Việc sử dụng vitamin B12, một số loại thuốc hoặc bệnh phẩm vỡ hồng cầu, tăng lipid máu hay tình trạng viêm có thể là nguyên nhân làm kết quả xét nghiệm không chính xác.
Xét nghiệm sắt huyết thanh thường được thực hiện khi xét nghiệm công thức máu. Khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được kỹ thuật viên lấy máu bằng cách sử dụng 1 kim tiêm nhỏ đâm vào tĩnh mạch ở bàn tay hoặc cánh tay. Phần máu lấy ra sẽ được bảo quản theo đúng quy trình để phân tích trong phòng thí nghiệm.
Đây là một xét nghiệm khá nhanh và an toàn, bạn chỉ có cảm giác như là kiến cắn.
Nồng độ sắt có thể thay đổi trong ngày, thường cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi chiều nên thời điểm tốt nhất làm xét nghiệm là vào buổi sáng. Bạn cũng cần nhịn ăn tối thiểu 12 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm. Bạn cũng không nên bổ sung sắt trong 1-2 ngày trước khi làm xét nghiệm vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Xét nghiệm sắt huyết thanh thường được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng của việc thiếu hoặc thừa sắt. Khi có các triệu chứng sau, bạn có thể mắc các bệnh lý liên quan tới nồng độ sắt.
Khi tình trạng thiếu sắt xảy ra trong cơ thể, bạn sẽ có những biểu hiện sau:
Trái với tình trạng thiếu sắt, biểu hiện khi thừa sắt của cơ thể:
Khi có những biểu hiện trên, bạn cần đi khám kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh lý của cơ thể. Ngoài ra, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ lượng sắt hàng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng cơ thể.
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết cơ thể đang thừa hoặc thiếu sắt, tuỳ vào nguyên nhân gây ra tình trạng trên thì bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, việc có một chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ.
Xem thêm: