Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạch cầu là một trong những thành phần quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể, vì vậy xét nghiệm bạch cầu một loại xét nghiệm phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu có thể cho biết một số vấn đề về sức khỏe. Vậy nguyên nhân bạch cầu trong nước tiểu là do đâu?
Bạch cầu cùng với tiểu cầu và hồng cầu là các loại tế bào máu tồn tại trong cơ thể chúng ta. Khi bạch cầu trong nước tiểu được tìm thấy nhiều hơn mức bình thường có thể báo hiệu một số vấn đề về sức khỏe. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu, đồng thời đưa ra cách xử trí và phòng ngừa phù hợp nhất.
Bạch cầu (hay còn được gọi là tế bào máu trắng), cùng với hồng cầu và tiểu cầu là các loại tế bào máu trong cơ thể con người. Đây là loại tế bào máu có nhiều chức năng quan trọng đối với hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bạch cầu được sản xuất và dự trữ ở rất nhiều bộ phận trong cơ thể bao gồm các tuyến ức, lách và tủy xương, đồng thời chúng được vận chuyển khắp cơ thể giữa các cơ quan và các hạch bạch huyết. Bạch cầu có thể xuất hiện trong nước tiểu trong giới hạn cho phép, nếu nước tiểu bạch cầu với số lượng lớn thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng hay một vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân làm xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiểu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) là nguyên nhân thường gặp nhất gây xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Tuy nhiên, hầu hết nhiễm trùng đường tiểu đều gặp ở đường tiểu dưới, đó là ở bàng quang và niệu đạo do vi khuẩn thường xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo, vì vậy phụ nữ thường có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu nhiều hơn do có niệu đạo ngắn hơn.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bàng quang thường do nhịn tiểu lâu bởi đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển trong bàng quang. Vi khuẩn tại bàng quang kích thích niêm mạc gây khó chịu ở vùng bụng dưới, khi đó bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu nhiều hơn để tiêu diệt vi khuẩn.
Mặt khác, nhiễm khuẩn niệu đạo thường do quan hệ tình dục không an toàn, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong niệu đạo gây hiện diện bạch cầu trong nước tiểu.
Nếu đã mắc nhiễm khuẩn bàng quang mà không được điều trị đúng phác đồ, vi khuẩn có thể lây lan ngược dòng lên thận gây ảnh hưởng tới chức năng thận và xuất hiện lượng bạch cầu cao trong nước tiểu.
Nguy cơ nhiễm trùng thận tăng cao hơn nếu bạn bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản gây tắc nghẽn đường tiểu trong bể thận, bởi khi đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào thận gây nhiễm trùng, từ đó tăng lượng bạch cầu trong đường tiểu. Người bị bệnh thường bị đau ở khu vực thắt lưng cùng, đi kèm với triệu chứng tiểu nhiều, tiểu rát.
Khi mang thai, một số phụ nữ có thể bị tiểu đạm và tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu. Tình trạng này có thể do nhiễm khuẩn ngược từ âm đạo. Điều này không hoàn toàn nguy hiểm trừ khi xuất hiện những triệu chứng bất thường khác.
Nếu gặp những triệu chứng bất thường gây đau rát cho cơ thể, bạn nên khám bác sĩ để có phác đồ điều trị sớm nhất bởi vấn đề này sẽ gây khó khăn cho quá trình mang thai của bạn.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn một số tác nhân khác có thể làm tăng lượng bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu, cụ thể như sau:
Nói chung, bạn nên liên hệ với các bác sĩ và các chuyên gia y tế ngay lập tức nếu thấy các triệu chứng bất thường với nước tiểu như mùi, màu sắc hoặc cảm thấy khó chịu khi đi tiểu bởi nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
Việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây gia tăng bạch cầu trong đường tiểu và cần điều trị đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc điều trị bởi có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng thêm. Dưới đây là một số biện pháp điều trị và phòng ngừa xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu.
Nếu bạn bị nhiễm khuẩn đường tiểu lần đầu, có thể điều trị với một đợt kháng sinh ngắn hạn. Đối với nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát, bạn nên được điều trị kháng sinh lâu hơn, kết hợp làm thêm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây tái phát nhiễm khuẩn. Ngoài thuốc kháng sinh, uống nhiều nước có thể giúp hạn chế nhiễm khuẩn và viêm đường tiểu.
Nếu bạch cầu xuất hiện nhiều trong nước tiểu do tắc nghẽn đường tiểu (khối u chèn ép đường tiểu hoặc sỏi niệu quản, sỏi thận) thì có thể phải điều trị ngoại khoa.
Đối với trường hợp có sỏi thận nhỏ, việc tăng lượng nước uống mỗi ngày có thể giúp đẩy sỏi ra khỏi đường tiết niệu, còn đối với sỏi thận lớn, việc phẫu thuật là hoàn toàn cần thiết. Nếu tắc nghẽn đường tiểu xảy ra do khối u ác tính, các lựa chọn điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Nói chung, một trong những cách đơn giản nhất giúp giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc sỏi thận là uống đủ nước. Bạn nên uống khoảng 8 ly nước hoặc đủ 2 lít nước mỗi ngày thì tình trạng xuất hiện nhiều bạch cầu trong nước tiểu sẽ suy giảm. Ngoài ra, tập thể dục mỗi ngày, giữ vệ sinh vùng kín cũng là những phương pháp hạn chế xuất hiện nhiều bạch cầu trong nước tiểu
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây gia tăng bạch cầu trong nước tiểu, đồng thời đưa ra các biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời nhất để cải thiện tình trạng này. Chúc bạn đọc sức khỏe và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên trang web của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.