Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những triệu chứng gì?

Ngày 04/08/2023
Kích thước chữ

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những biểu hiện bệnh lý rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Cùng bài viết tìm hiểu những triệu chứng điển hình của bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Đối tượng mắc bệnh giảm tiểu cầu tự miễn nhiều hơn cả chính là phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, bệnh cũng có khả năng xuất hiện ở mọi đối tượng với những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn. Vậy xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì? Bệnh có những triệu chứng như thế nào?

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn có tên gọi khác là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, vô căn. Đây là hiện tượng rối loạn đông máu dẫn đến xuất hiện nhiều vết bầm hay chảy máu trên cơ thể mà không xác định được nguyên nhân. Bệnh xảy ra khi có những bất thường từ các tế bào đông máu tiểu cầu.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những triệu chứng gì? 1
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một bệnh vô căn

Thông thường, bạch cầu tạo ra những kháng thể để chống lại những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể như virus, vi trùng hay ký sinh trùng. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn, cơ thể sẽ xuất hiện sự bất thường. Điều này thể hiện qua việc chúng nhận diện một cơ quan nào đó trong cơ thể là sự xâm nhập. Kế tiếp, chúng tạo ra kháng thể để chống lại các tế bào tiểu cầu có trong máu.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh có khả năng khởi phát cao sau một đợt nhiễm virus. Nhiều trường hợp có thể tự phục hồi hoàn toàn mà không cần nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ. Mặt khác, những người lớn tuổi thường có hiện tượng rối loạn mãn tính khiến cho việc điều trị ngày một khó khăn.

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những triệu chứng gì?

Khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, người bệnh thường có một số triệu chứng có thể kể đến như:

  • Trên da có những vết bầm tím hoặc phát ban.
  • Xuất huyết dưới da với những nốt tựa như phát ban. Các nốt xuất huyết này thường có kích thước nhỏ.
  • Những vết thương hở liên tục chảy máu trong thời gian dài.
  • Chảy máu cam không xác định được nguyên nhân.
  • Chảy máu răng, lợi.
  • Phát hiện máu lẫn trong phân hay nước tiểu.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu thường xuyên.
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những triệu chứng gì? 1
Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường có vết bầm tím

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng trong thời gian ngắn nhưng cần được điều trị ngay khi có một số triệu chứng sau:

  • Không thể cầm máu các vết thương hở.
  • Các nốt xuất huyết xuất hiện trên diện rộng và có những biểu hiện nghiêm trọng.

Những biến chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Những biến chứng có thể gặp phải khi bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn:

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch gây biến chứng chảy máu như chảy máu trong não, còn được gọi với cái tên xuất huyết nội sọ. Đây là một biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân trong thời gian ngắn.
  • Một số bệnh nhân có khả năng gặp phải các biến chứng khi sử dụng thuốc dành cho tình trạng bệnh nặng hoặc mãn tính. Loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định là corticosteroids. Được biết, sử dụng corticosteroids để điều trị trong thời gian dài có khả năng dẫn đến nhiều tác dụng phụ như đường máu cao, loãng xương, bệnh tiểu đường type 2 hay đục thủy tinh thể,...
  • Một trong những biến chứng nghiêm trọng của xuất huyết giảm tiểu cầu chính là nguy cơ nhiễm trùng khi thực hiện phẫu thuật điều trị cắt lá lách. Phương pháp này thường được các bác sĩ đề xuất nếu điều trị bằng corticosteroids không mang lại hiệu quả.
  • Những thai sản mắc bệnh có thể xảy ra hiện tượng chảy máu nặng trong lúc sinh cực kỳ nguy hiểm.
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những triệu chứng gì? 2
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng

Mức độ nguy hiểm của xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tỉ lệ cao mắc phải tình trạng xuất huyết nặng như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết đường niệu,... Theo các thống kê, xuất huyết màng não chiếm tỉ lệ từ 0.5 - 1%.

Giai đoạn tiến triển của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có sự thay đổi giữa trẻ em và những người trưởng thành. Tỉ lệ trẻ em có khả năng tự hồi phục chỉ sau 3 tháng lên đến 70%. Những trường hợp còn lại chuyển thành mạn tính. Mặt khác, bệnh ở người lớn có diễn biến nhanh và dễ phát triển thành mạn tính và tái phát nhiều lần.

Lối sống sinh hoạt của bệnh nhân mắc xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Nhằm đảm bảo an toàn cũng như hạn chế nguy cơ chảy máu không ngừng cùng các biến chứng có thể gặp phải, người bệnh cần quan tâm đến lối sống sinh hoạt của mình:

  • Không nên dùng thuốc có tác dụng làm suy yếu tiểu cầu.
  • Tránh uống rượu bia cũng như các chất kích thích vì có khả năng tác động đến quá trình đông máu.
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng và hạn chế lựa chọn các môn thể thao hoạt động mạnh.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Tuần thủ nghiêm ngặt trong việc sử dụng thuốc điều trị đúng theo những chỉ định của bác sĩ.
Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có những triệu chứng gì? 3
Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nên vận động thể thao nhẹ nhàng

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là chứng bệnh không thể xem thường. Khi phát hiện bản thân mắc phải căn bệnh này, bạn cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy tuân theo sự chỉ định của các bác sĩ và thay đổi lối sống sinh hoạt thường ngày của bản thân.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin