Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Yếu tố gây nên tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi?

Ngày 01/05/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi thời tiết giao mùa, nhiều người dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn,đặc biệt là tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi​​​​​​​.

Khi thời tiết giao mùa, nhiều người dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn,đặc biệt là tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi.

1. Yếu tố gây nên tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi?

Khi thời tiết giao mùa, nhiều người dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như các bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn, những đối tượng nguy cơ sau sẽ bị tấn công bởi virut, vi khuẩn gây nên tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi

Trẻ sơ sinh và trẻ em mẫu giáo:

Sức đề kháng chưa hoàn thiện phát triển với hầu hết virut hay vi khuẩn cảm cúm ho nhiều kèm hắt hơi sổ mũi. Thêm vào đó, trẻ em chưa có ý thức giữ vệ sinh tay chân miệng, cũng như biết cách phòng tránh, trong môi trường lớp học mẫu giáo dễ bị nhiễm bệnh hay làm lây bệnh cho các bạn khác trong lớp.

Yếu tố gây nên tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi? 1

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ bị nhiễm cảm cúm hắt hơi sổ mũi vì sức đề kháng chưa hoàn thiện

Người già:

Người cao tuổi lúc này sức đề kháng đã kém, cộng với trong cơ thể có thể đã ẩn chứa nhiều bệnh tật, nên dễ bị những tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi. 

Người có sức đề kháng kém

Sức đề kháng kém cộng với việc mắc các bệnh mắc kèm chẳng hạn như viêm mũi Polyp, viêm xoang,…

Yếu tố gây nên tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi? 2

Một số người có sức đề kháng bệnh kém hơn do việc mắc 1 số bệnh đi kèm như viêm xoang cũng dễ bị cảm cúm

 Phụ nữ mang thai:

Khi mang thai, hormone trong cơ thể của phụ nữ thường thay đổi rất nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chính vì đó, trong khoảng thời gian này, tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi có thể sẽ xuất hiện và nhất là chị em đã có bệnh dị ứng từ trước, thì tình trạng này có khả năng diễn biến xấu hơn.

2. Cách phòng ngừa tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi

Rửa tay thường xuyên

Đây là phương pháp phòng ngừa đơn giản nhất. Bạn nên thường xuyên rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ vi trùng. Rửa tay trước và sau khi ăn: nhất là trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, sau khi bắt tay hoặc chạm vào người khác, sau khi chạm vào rác, sau khi từ nơi công cộng trở về nhà. Ngoài ra, bạn nên rửa tay ngay sau khi hắt hơi (ngay cả khi chỉ hắt hơi vào cánh tay hay khuỷu tay), sau khi động chạm vào vật nuôi, thay tã cho trẻ, hoặc đưa trẻ đi vệ sinh.

Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng

Cách nhanh nhất để các vi-rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể là thông qua con đường từ tay đến mắt, mũi và miệng. Do đó, bạn nên cố gắng tối đa tránh chạm tay vào những vị trí này (trừ khi vừa mới rửa tay) trong mùa dễ mắc bệnh cảm cúm hắt hơi sổ mũi. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen cắn móng tay hãy bỏ ngay nhé, vì đây là con đường nhiễm bệnh nhanh nhất.

Hạn chế tiếp xúc gần gũi với người bệnh

Vì rất khó tránh việc tiếp xúc hoàn toàn với người bệnh, bạn cần cố gắng hạn chế tiếp xúc trực tiếp để giảm nguy cơ lây bệnh. Ngay cả khi người bệnh không bị cảm cúm mà mắc bệnh dễ lây khác, tốt nhất bạn cũng nên tránh đến gần. Vì nếu nhiễm vi-rút khác, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ yếu đi và cơ thể sẽ khó chống chọi với vi-rút cảm cúm một khi bạn đã tiếp xúc.

Cân nhắc việc tiêm vắc-xin ngừa cúm

Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính kèm theo có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, người lớn tuổi cũng đặc biệt được khuyến khích tiêm vắc-xin ngừa cảm cúm ho sốt đi kèm. Vì vi-rút cảm cúm liên tục biến đổi nên vắc-xin ngừa cúm theo mùa cũng được chế tạo để phòng ngừa bất cứ chủng vi-rút nào được dự đoán sẽ hoạt động nhiều nhất trong mùa đó.

Yếu tố gây nên tình trạng cảm cúm hắt hơi sổ mũi? 3

Tiêm ngừa vắc - xin cảm cúm là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh

Dù có nằm trong nhóm yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh cảm cúm hay không bạn cũng phải trang bị cho mình kiến thức để phòng tránh bệnh cảm cúm hắt hơi sổ mũi nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Cảm cúm