Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩHoàng Thị Lệ
Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bệnh võng mạc trẻ sinh non là một tình trạng do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc ở trẻ sinh non, đặc biệt ở trẻ bị nhẹ cân, thường dẫn đến mù lòa. Chẩn đoán bằng việc soi đáy mắt. Điều trị bệnh mức độ nặng có thể laser quang đông (laser photocoagulation) hoặc kháng thể nhân tạo (bevacizumab), ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác là điều trị trực tiếp các biến chứng như bong võng mạc.
Các mạch máu trong võng mạc bắt đầu phát triển trong khoảng giữa của thai kỳ, nhưng võng mạc không phát triển hoàn toàn cho đến khi đủ tháng. Bệnh võng mạc trẻ sinh non (ROP) xảy ra khi các mạch máu này phát triển bất thường, tạo thành một dải mô giữa võng mạc trung tâm có mạch máu và võng mạc ngoại vi không có mạch máu. Nếu bệnh tiến triển nặng, các mạch máu này xâm lấn vào thủy tinh thể. Đôi khi toàn bộ mạch máu của mắt bị ứ huyết (bệnh võng mạc cộng - plus disease).
Bệnh diễn tiến theo các giai đoạn, thường có 5 giai đoạn như sau:
Khi bệnh võng mạc trẻ sơ sinh diễn tiến nặng sẽ có 2 loại bệnh sau:
Bệnh võng mạc cộng (plus disease) là hiện tượng các mạch máu võng mạc giãn và ngoằn ngoèo khu vực quanh gai thị, ít nhất là 2/4 mắt.
Bệnh võng mạc trẻ sinh nong hung hãn cực sau (aggressive posterior retinopathy of prematurity – AP-ROP).
Trẻ bị bệnh võng mạc khi sinh non khi đã được điều trị lành bệnh có tỷ lệ cận thị, lác mắt và nhược thị khá cao.
Bệnh võng mạc trẻ sinh non nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến bong võng mạc, mất thị lực trong vòng 2 – 12 tháng sau sinh.
Trẻ bị bệnh võng mạc khi sinh non mức độ trung bình, khi chữa lành có khả năng để lại sẹo, tăng nguy cơ bong võng mạc. Đôi khi dẫn đến việc tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Những thay đổi về mạch máu khó có thể nhận thấy bằng mắt thường, trẻ cần được khám mắt thường xuyên để phát hiện các bất thường này càng sớm càng tốt (nhất là đối với các trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, phải thở oxy kéo dài, có các bệnh liên quan tới mắt). Khi trẻ gặp phải các triệu chứng trên hay có chuyện động mắt bất thường, mắt lác, cận thị nặng, đồng tử màu trắng nên được thăm khám ngay lập tức.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng nhưng thường xảy ra ở những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân, thở oxy, hệ thống mạch máu võng mạc ngừng phát triển, việc thiếu oxy dẫn đến kích thích tiết chất tăng sinh tân mạch nội nhãn (VEGF) tạo thành mạch máu mới vào pha lê thể. Fibroblast sinh mô sẹo dạng sợi, gây bong võng mạc dẫn đến mù vĩnh viễn.
MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/professional/pediatrics/eye-defects-and-conditions-in-children/retinopathy-of-prematurity
Thông thường, các mạch máu của võng mạc bắt đầu phát triển vào tháng thứ tư của thai kỳ và hoàn thiện vào khoảng ngày dự sinh hoặc tháng thứ 9 của thai kỳ. Nếu trẻ sinh ra quá sớm, các mạch máu này có thể ngừng phát triển bình thường. Sau đó, võng mạc phát triển các mạch máu mới bất thường, dẫn đến kéo võng mạc lên khỏi mặt sau của mắt. Đây là một loại bong võng mạc.
Tiên lượng thị lực ở trẻ mắc bệnh võng mạc non tháng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh ở giai đoạn hoạt động và mức độ lan rộng của màng xơ còn lại. Những người có thể tự dừng lại ở giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn thứ hai của giai đoạn hoạt động sẽ không bị tổn hại nhiều đến thị lực; mặc dù còn sót lại màng xơ nhưng những người không bị tổn thương hoàng điểm vẫn có thể duy trì thị lực tốt. Khi màng sợi được hình thành ở góc 4 đến 5 độ, thị lực rất kém.
Mục tiêu của phẫu thuật bệnh võng mạc trẻ sinh non là ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ hơn và ngăn ngừa mù lòa. Ngay cả khi phẫu thuật, một số trẻ vẫn sẽ bị mất thị lực hoặc mù lòa. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
Không có dấu hiệu nào của bệnh võng mạc trẻ sinh non mà bạn có thể thấy. Trong các trường hợp bệnh võng mạc trẻ sinh non tiến triển, võng mạc có thể tách ra một phần hoặc toàn bộ khỏi vị trí bình thường ở phía sau mắt. Tình trạng này được gọi là bong võng mạc và có thể gây mất thị lực và mù lòa.
Bệnh võng mạc trẻ sinh non thường xảy ra ở trẻ sinh ra trước 30 tuần thai kỳ hoặc cân nặng khi sinh dưới 3 pound (khoảng 1500 gam). Trẻ sơ sinh cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nếu chúng có:
Hỏi đáp (0 bình luận)