Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy giảm thị lực được hiểu là thị lực không thể điều chỉnh về mức “bình thường”, tức là mắt không nhìn rõ các vật như bình thường hoặc mắt không thể nhìn thấy được quang trường rộng như bình thường nếu không di chuyển mắt hoặc di chuyển đầu. Suy giảm thị lực có thể dẫn đến mất thị lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Suy giảm thị lực là gì?

Suy giảm thị lực nghĩa là:

  • Thị lực rất kém (3/60 đến 6/60) và có tầm nhìn toàn cảnh.
  • Thị lực trung bình (lên đến 6/24) và giảm tầm nhìn.
  • Thị lực trung bình (đến 6/18) nhưng mất trường nhìn nghiêm trọng.
  • Mù do mất thị lực hoàn toàn được định nghĩa là thị lực cực kỳ kém (dưới 3/60) và toàn bộ trường nhìn hoặc thị lực kém (từ 3/60 đến 6/60) với trường thị giác giảm nghiêm trọng hoặc có thị lực trung bình (6/60 trở lên) và thị trường cực kỳ giảm.

Ngoài ra, còn có một loại là suy giảm thị lực do dinh dưỡng, tức là tình trạng mất thị lực do thiếu vitamin A. Nếu tình trạng thiếu vitamin A kéo dài, bề mặt của mắt sẽ bị tổn thương (khô mắt). Loại mù này cũng có thể khiến bạn khó nhìn hơn vào ban đêm hoặc trong ánh sáng mờ do các tế bào võng mạc không hoạt động tốt.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giảm thị lực

Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm cụ thể, tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể chỉ ra tình trạng suy giảm thị lực bao gồm:

  • Nhìn thấy các hình dạng khác nhau trong tầm nhìn;
  • Nhìn thấy quầng sáng hoặc ánh sáng nhấp nháy;
  • Thay đổi màu mống mắt;
  • Mờ mắt;
  • Nhìn thấy hình ảnh đôi;
  • Đau mắt đột ngột;
  • Đau bên trong hoặc xung quanh mắt;
  • Thay đổi đột ngột về tầm nhìn;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;

Suy giảm thị lực cũng có thể gây ra các vấn đề với các hoạt động hàng ngày như thường xuyên va phải đồ vật hơn, gặp khó khăn khi đi bộ xuống cầu thang hoặc lên lầu hoặc trên các bề mặt không bằng phẳng.

Dấu hiệu suy giảm thị lực cũng có thể biểu hiện như đọc sách trở nên khó khăn hơn, cần phải giữ tài liệu gần mặt hơn hoặc cảm thấy khó đọc trong điều kiện ánh sáng yếu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực 6
Đến gặp bác sĩ nhãn khoa khi có bất thường về mắt

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực

Các nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực thường là:

  • Bệnh glaucoma;
  • Tật khúc xạ;
  • Thoái hóa điểm vàng;
  • Bệnh võng mạc do đái tháo đường;
  • Ung thư;
  • Tăng huyết áp;
  • Đục thủy tinh thể;
  • Nhiễm trùng, ví dụ đau mắt hột, nhiễm virus Cytomegalovirus, nấm Histoplasmosis, Toxoplasmosis, giang mai…
  • Viêm nội nhãn;
  • Bệnh zona;
  • Viêm màng bồ đào.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải suy giảm thị lực?

Nguy cơ suy giảm thị lực tăng theo độ tuổi, vì nhiều tình trạng suy giảm thị lực thường xảy ra ở người già. Bệnh nhân đái tháo đường và những người hút thuốc cũng có nguy cơ bị suy giảm thị lực cao hơn.

Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực 4
Người lớn tuổi là một trong những đối tượng dễ mắc phải suy giảm thị lực

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải suy giảm thị lực

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giảm thị lực, bao gồm:

  • Di truyền;
  • Người lớn tuổi;
  • Nghiện hút thuốc lá;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Bệnh tăng huyết áp;
  • Thiếu vitamin A trầm trọng kéo dài;
  • Bỏng hóa chất;
  • Phơi nhiễm độc tố;
  • Chấn thương;
  • Tai nạn lao động, kể cả té ngã;
  • Các môn thể thao hoặc vận động mạnh làm tăng áp lực trên mắt.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán suy giảm thị lực

Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra thị lực của từng mắt.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Bài kiểm tra Snellen: Hay còn gọi là bài kiểm tra thị lực, được phát triển bởi bác sĩ nhãn khoa người Hà Lan Herman Snellen vào năm 1862. Người bệnh sẽ đọc các chữ cái bằng từng mắt, theo từng kích thước chữ từ lớn đến bé, sau đó bằng cả hai mắt cùng lúc. Khả năng đọc chữ cái ở mỗi kích thước quyết định thị lực của mắt.

Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực 5
Bài kiểm tra Snellen được dùng để ước tính thị lực

Kiểm tra trường thị giác: Trường thị giác là phạm vi tầm nhìn mà người đó có thể nhìn thấy mà không cần nghiêng hoặc quay đầu. Đây là tầm nhìn ngoại vi của mắt.

Kiểm tra Tonometry: Thử nghiệm này sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để xác định áp suất chất lỏng bên trong mắt để đánh giá bệnh tăng nhãn áp.

Đánh giá vận động mắt: Kiểm tra nếu có lác mắt hoặc các vấn đề khác trong chuyển động của nhãn cầu.

Các xét nghiệm khác: Như điện thế gợi lên bằng thị giác (VEP), điện não đồ (ERG), điện nhãn đồ (EOG) đôi khi được chỉ định để kiểm tra xem các tín hiệu từ mắt có truyền đến não đầy đủ hay không.

Phương pháp điều trị suy giảm thị lực hiệu quả

Điều trị suy giảm thị lực phụ thuộc vào loại suy giảm. Ví dụ, tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng kính hoặc sử dụng kính áp tròng, điều trị bệnh mắc kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường. Suy giảm thị lực có thể được điều trị bằng:

  • Thuốc: Thuốc kháng sinh để điều trị một số dạng mù do nhiễm trùng.
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể: Phẫu thuật có thể điều trị đục thủy tinh thể thành công trong hầu hết các trường hợp.
  • Ghép giác mạc: Thay thế giác mạc bị sẹo.
  • Phẫu thuật võng mạc: Chữa mô võng mạc bị tổn thương bằng phẫu thuật và/hoặc chiếu laser.
  • Bổ sung vitamin: Điều trị tình trạng mất thị lực do bệnh xerophthalmia bằng cách bổ sung vitamin A. Bạn có thể cần bổ sung vitamin B hoặc vitamin D để điều trị chứng mất thị lực do chế độ ăn uống kém.
Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực 7
Vitamin A tốt cho mắt

Điều trị suy giảm thị lực phụ thuộc vào:

  • Mức độ suy yếu của thị lực;
  • Nguyên nhân gây suy giảm thị lực và hậu quả có thể xảy ra;
  • Tuổi;
  • Tình trạng bệnh lý mắc kèm.

Điều trị và quản lý suy giảm thị lực bao gồm:

  • Kiểm soát bệnh đái tháo đường để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường.
  • Sử dụng kính lúp.
  • Điều trị bệnh tăng nhãn áp bằng thuốc nhỏ mắt như Latanoprost, Tafluprost, Travoprost là những chất tương tự Prostaglandin.
  • Các loại thuốc có thể bao gồm thuốc chẹn beta như Betaxolol hydrochloride hoặc thuốc ức chế men Anhydrase carbonic dorzolamide và thuốc cường giao cảm như Brimonidine tartrate.
  • Hiện tại không có phương pháp chữa trị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), đặc biệt là loại khô.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy giảm thị lực

Chế độ sinh hoạt:

  • Khám mắt thường xuyên theo lịch, liên hệ với bác sĩ nhãn khoa khi có thay đổi về thị lực hoặc có vấn đề với mắt của bạn. Đeo kính thuốc và kính áp tròng khi cần thiết.
  • Giữ lượng đường trong máu ổn định nếu bạn là người mắc bệnh đái tháo đường và kiểm soát huyết áp nếu bạn bị cao huyết áp.
  • Mặc đồ bảo hộ khi bạn đang làm việc, lái xe hoặc tham gia các môn thể thao tiếp xúc.
  • Đeo kính râm khi đi ngoài nắng, hạn chế tiếp xúc mắt trực tiếp với ánh sáng mạnh.
  • Ngưng hút thuốc.
  • Tránh nhiễm trùng vào mắt bằng cách luôn rửa tay khi đeo kính áp tròng và làm theo hướng dẫn về tần suất thay kính áp tròng.
  • Duy trì lối sống tích cực, lạc quan, tránh căng thẳng.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
Suy giảm thị lực là gì? Nguyên nhân và cách điều trị suy giảm thị lực 7
Đeo kính râm khi đi ngoài nắng giúp bảo vệ mắt

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin nhóm A.
  • Thực hiện chế độ ăn cho người đái tháo đường nếu có mắc bệnh đái tháo đường.

Phương pháp phòng ngừa suy giảm thị lực hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • WHO ước tính rằng khoảng 80% các trường hợp suy giảm thị lực trên toàn thế giới là có thể tránh được, ví dụ như tật khúc xạ có thể được cải thiện bằng cách đeo kính hoặc phẫu thuật để phục hồi thị lực. Bạn có thể giảm nguy cơ bị suy giảm thị lực bằng cách không hút thuốc, phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường nếu có.
  • Nên kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm thị lực, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Nguồn tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/vision-loss/ 

https://www.cdc.gov/ncbddd/actearly/pdf/parents_pdfs/VisionLossFactSheet.pdf 

https://medlineplus.gov/ency/article/003040.htm 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK402367/ 

 

Các bệnh liên quan