Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Đục thủy tinh thể là kết quả phổ biến của quá trình lão hóa và xảy ra thường xuyên ở người lớn tuổi. Bệnh đục thủy tinh thể chiếm 48% tỷ lệ mù lòa trên toàn thế giới, được ước tính khoảng 18 triệu người. Tuổi thọ cao là yếu tố làm cho tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể cao. Hàng năm có hàng triệu người trên thế giới bị mù lòa do đục thể thuỷ tinh được mổ thấy lại ánh sáng, có lại được thị lực để làm việc, sinh hoạt.
Đục thủy tinh thể ở người già còn được gọi là đục thể thủy tinh lão suy. Đây là một nguyên nhân đục thể thủy tinh thường gặp nhất ở người tuổi trên 65 tuổi. Đục thủy tinh thể ở người già gồm đục nhân trung tâm (nucleus) và đục phần vỏ (cortex). Nhân trung tâm của thể thủy tinh xơ cứng lại và ngả màu vàng sẫm lại, nhiều khi ngả sang màu nâu đen. Ở giai đoạn đục chưa hoàn toàn, cắt trên kính hiển vi sẽ thấy rất rõ sự đậm đặc của lớp nhân trung tâm.
Ở Mỹ, tỷ lệ đục thể thủy tinh là 50% ở nhóm người tuổi từ 65 đến 74, tăng 70% ở những người trên 70. Ở Việt Nam, tỷ lệ đục thể thủy tinh ở người trên 50 tuổi là 71,3% (theo điều tra của ngành Mắt năm 2002).
Đục thể thủy tinh do tuổi già là quá trình diễn ra từ từ và có thể không song hành giữa hai mắt. Người ta chia quá trình đục thủy tinh thể ở người già ra các giai đoạn:
Dấu hiệu và triệu chứng ở bệnh nhân đục thủy tinh thể ở người già:
Biến chứng khi mắc bệnh đục thủy tinh thể ở người già là tăng nhãn áp cấp tính nếu không được điều trị và dẫn đến mù lòa sau này.
Bạn nên gặp bác sĩ nhãn khoa nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Thủy tinh thể nằm phía sau mống mắt và đồng tử. Nó tập trung ánh sáng vào võng mạc ở phía sau mắt, nơi ghi lại hình ảnh. Thủy tinh thể được làm chủ yếu từ nước và protein. Nhưng khi chúng ta già đi, một số protein có thể kết tụ lại với nhau và bắt đầu làm mờ một vùng nhỏ của thủy tinh thể. Theo thời gian, đục thủy tinh thể có thể phát triển lớn hơn và làm mờ thủy tinh thể nhiều hơn.
Đục thủy tinh thể do tuổi già do 3 nguyên nhân chính:
Đục thủy tinh thể ở người già có thể khiến người bệnh nhìn mờ, chói mắt, suy giảm thị lực, diện đồng tử trắng, cận thị giả,...
Đục thủy tinh thể ở người già nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tăng nhãn áp cấp tính và thậm chí là mù lòa.
Ở giai đoạn đầu của đục thủy tinh thể ở người già, có thể điều trị bằng cách thay đổi môi trường (thay kính mới, sử dụng kính râm chống chói lóa khi ra ngoài,...). Những bệnh nhân bị suy giảm thị lực cần dùng thuốc và phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Một số loại thuốc được sử dụng như sorbitol, aspirin, các thuốc làm tăng cường vitamin C, canxi, glutathione. Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn sớm của quá trình đục thủy tinh thể. Khi bệnh trở nặng theo thời gian, phẫu thuật thay thế thủy tinh thể là cần thiết, được chứng minh là có hiệu quả đối với bệnh đục thủy tinh thể ở người già.
Sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, để người bệnh nhanh chóng hồi phục, nên tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu đạm cung cấp axit amin tái tạo mô mắt; thực phẩm giàu chất béo; omega-3 cải thiện thị lực, giảm khô mắt; thực phẩm giàu tinh bột lành mạnh cung cấp năng lượng, làm lành vết thương; thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như các loại rau màu xanh đậm, rau củ giàu vitamin A, C,...
Có 3 nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể ở người già:
Hỏi đáp (0 bình luận)