Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Nghe kém

Nghe kém: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Nghe kém có thể ảnh hưởng đến mọi người, từ trẻ sơ sinh đến những người cao tuổi. Nhiều nguyên nhân có thể gây nghe kém, tùy vào nguyên nhân mà có phương pháp điều trị khác nhau. Cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để bạn không mất đi hoàn toàn toàn thính lực.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung nghe kém

Nghe kém là gì?

Tai được cấu tạo từ ba phần chính: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Mỗi phần bao gồm các cấu trúc đóng vai trò riêng biệt trong quá trình chuyển đổi sóng âm thành tín hiệu truyền đến não.

Có ba loại nghe kém:

  • Nghe kém dẫn truyền: Liên quan đến tai ngoài hoặc tai giữa.
  • Nghe kém thần kinh: Liên quan đến tai trong.
  • Nghe kém hỗn hợp: Là sự kết hợp của nghe kém dẫn truyền và nghe kém thần kinh.

Lão hóa và tiếp xúc với tiếng ồn lớn là nguyên nhân thường gặp có thể gây nghe kém. Nghe kém có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc, giao tiếp với người khác và tận hưởng cuộc sống nói chung. Do đó, cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân.

Triệu chứng nghe kém

Những dấu hiệu và triệu chứng của nghe kém

Hầu hết mọi người nghe kém nặng dần theo thời gian. Bạn thường có thể không nhận ra điều đó đang xảy ra. Nhìn chung, bạn có thể đang mắc nghe kém nếu:

  • Bạn thường yêu cầu mọi người lặp lại.
  • Bạn gặp khó khăn trong việc theo dõi cuộc trò chuyện, đặc biệt là khi nói chuyện điện thoại hoặc trong môi trường ồn ào như nhà hàng.
  • Bạn nghĩ mọi người đang lầm bầm.
  • Bạn không thể nghe được một số âm thanh có âm vực cao, như tiếng chim hót.
  • Bạn cần tăng âm lượng trên tivi, máy tính hoặc máy tính bảng.
  • Bạn bị ù tai (tiếng chuông trong tai).
  • Đau tai.
  • Bạn cảm thấy như có áp lực hoặc chất lỏng bên trong tai.
  • Bạn có vấn đề về thăng bằng hoặc chóng mặt.
Nghe kém: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4
Bạn khó khăn khi nghe người khác nói chuyện là triệu chứng thường gặp của nghe kém

Biến chứng có thể gặp phải khi mắc nghe kém

Nghe kém có thể khiến bạn cảm thấy mất kết nối với thế giới xung quanh. Bạn có thể trở nên thất vọng, cáu kỉnh hoặc tức giận. Những người bị nghe kém nghiêm trọng có thể trở nên lo lắng hoặc chán nản. Trẻ em bị nghe kém có thể gặp khó khăn ở trường và đạt điểm kém. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa nghe kém ở người lớn tuổi và chứng mất trí nhớ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của nghe kém hãy liên hệ ngay với bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nghe kém

Nguyên nhân dẫn đến nghe kém dẫn truyền bao gồm:

  • Ráy tai tích tụ trong tai bạn;
  • Chất lỏng trong tai giữa do cảm lạnh hoặc dị ứng;
  • Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa);
  • Viêm tai ngoài;
  • Thủng màng nhĩ;
  • Khối u ở tai;
  • Có vật gì đó kẹt trong tai bạn;
  • Các tình trạng bẩm sinh ảnh hưởng đến quá trình hình thành tai giữa hoặc tai ngoài của trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây nghe kém thần kinh bao gồm:

  • Lão hóa;
  • Các bệnh như tăng huyết áp, đột quỵ hoặc tiểu đường (đái tháo đường);
  • Thuốc độc tính đối với tai;
  • Bị đánh vào đầu;
  • Nghe kém do tiếng ồn: Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn, chẳng hạn như làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn như nhà máy và công trường xây dựng.
  • Nhiễm trùng bẩm sinh như Cytomegalovirus (CMV).

Nghe kém hỗn hợp là sự kết hợp giữa nghe kém dẫn truyền và nghe kém thần kinh. Điều đó có nghĩa là nó ảnh hưởng đến tai ngoài và tai giữa cũng như tai trong của bạn.

Nghe kém: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 5
Viêm tai giữa tái phát nhiều lần có thể là nguyên nhân gây nghe kém
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh nghe kém

Khi nào tôi nên gặp bác sĩ để bắt đầu điều trị nghe kém?

Hãy liên hệ với bác sĩ tai mũi họng nếu bạn nghĩ rằng tình trạng nghe kém của mình đang trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể cần một loại máy hỗ trợ thính lực khác.

Tôi có nên cân nhắc phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử để điều trị nghe kém không?

Biến chứng của nghe kém là gì?

Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa nghe kém?

Điều trị nghe kém bằng phẫu thuật có biến chứng gì không?

Hỏi đáp (0 bình luận)