Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Nghe bài viết
Thời lượng 00:00
Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo
Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.
Tăng huyết áp là một bệnh lý không lây nhiễm có ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỉ lệ mắc tăng huyết áp tại Việt Nam năm 2015 lên đến 47,3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Huyết áp là một trong năm dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, dùng để đánh giá áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch. Động mạch có vai trò mang máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể.
Huyết áp được xác định thông qua việc đo huyết áp, được tính bằng đơn vị mmHg, bao gồm hai chỉ số:
Sau khi đo huyết áp của bạn, nhân viên y tế sẽ đọc “120 trên 80” hoặc viết “120/80 mmHg”, có nghĩa 120 là huyết áp tâm thu và 80 là huyết áp tâm trương.
Theo khuyến cáo của Phân hội Tăng huyết áp - Hội Tim Mạch Học Quốc Gia Việt Nam, tăng huyết áp (hay cao huyết áp) được xác định với chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg khi đo tại phòng khám. Chỉ số tiền tăng huyết áp khi mức huyết áp trong khoảng 130-139/85-89 mmHg; chỉ số huyết áp bình thường khi mức huyết áp < 130/85 mmHg.
Xem thêm thông tin: Những thông tin về huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
Hơn 30% trường hợp người bệnh không phát hiện các dấu hiệu của tăng huyết áp, mặc dù bệnh đã âm thầm tiến triển nghiêm trọng. Một số triệu chứng có thể xảy ra ở người bệnh tăng huyết áp gồm:
Tăng huyết áp gây tổn thương trực tiếp mạch máu và tim. Các biến chứng của tăng huyết áp bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh cũng như hạn chế các biến chứng của bệnh.
Phần lớn ở người trưởng thành, nguyên nhân tăng huyết áp vẫn chưa được xác định được gọi là tăng huyết áp nguyên phát hay tăng huyết áp vô căn, chiếm 90% trường hợp; khoảng 10% trường hợp là có nguyên nhân thứ phát.
Tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp vô căn)
Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp không xác định được nguyên nhân. Tăng huyết áp nguyên phát được ghi nhận có tính gia đình, phổ biến hơn ở nam giới.
Tăng huyết áp thứ phát
Khi xác định tình trạng tăng huyết áp có nguyên nhân thứ phát và điều trị đúng nguyên nhân, bệnh có thể được chữa khỏi. Nguyên nhân thứ phát thường gặp bao gồm:
Đánh giá độ hữu ích của bài viết
Thất vọng
Không hữu ích
Bình thường
Hữu ích
Rất hữu ích
Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc và gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các mạch máu dẫn đến thận, thậm chí làm tắc nghẽn động mạch. Theo thời gian, sự căng thẳng này có thể dẫn tới bệnh thận và làm suy giảm chức năng thận.
Xem thêm thông tin: Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?
Mặc dù tăng huyết áp thường phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt nếu có các yếu tố nguy cơ như béo phì, lối sống ít vận động, hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh. Kiểm tra huyết áp định kỳ giúp phát hiện sớm và kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Bệnh tăng huyết áp là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh kéo dài, nhưng lại gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe, gây tử vong hoặc tàn phế. Nếu không được kiểm soát, tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, về lâu dài huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Bệnh này còn dẫn đến nhiều căn bệnh mạn tính như suy thận hay nguy hiểm như đột quỵ...
Bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt trong một thời gian dài. Đôi khi người bệnh có thể thấy đau đầu, đau ngực, khó thở khi có cơn tăng huyết áp. Cách duy nhất để biết là đo huyết áp thường xuyên. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số: Huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (áp lực khi tim nghỉ giữa các nhịp). Để chẩn đoán chính xác tăng huyết áp, bác sĩ sẽ cho người bệnh đo huyết áp theo quy trình chuẩn tại phòng khám.
Xem thêm thông tin: Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp bằng việc đánh giá chỉ số huyết áp
Một số người bị tăng huyết áp có thể cần dùng thuốc suốt đời để kiểm soát bệnh, nhưng điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và phản ứng của cơ thể với các thay đổi lối sống. Thường xuyên theo dõi huyết áp và thảo luận với bác sĩ sẽ giúp xác định liệu có cần tiếp tục dùng thuốc hay không.