Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Khoảng 10% các cơn động kinh ở trẻ em bị bệnh động kinh là cơn vắng ý thức điển hình. Tỷ lệ mắc bệnh hàng năm ước tính từ 6 đến 8 trên 100.000 trẻ em từ 0 đến 15 tuổi. Tuổi khởi phát bệnh thường dao động từ 3 đến 13 tuổi, đỉnh điểm vào khoảng 6 đến 7 tuổi.
Hoạt động điện sinh học của não rất phức tạp, giúp đưa các thông tin từ trung ương đến khắp cơ thể.
Cơn động kinh (seizure) là sự phóng điện bất thường, đột ngột và không kiểm soát của các neuron trong não, dẫn đến những rối loạn của chức năng thần kinh trung ương về vận động, cảm giác, giác quan hoặc thần kinh thực vật.
Bệnh động kinh (epilepsy) là một bệnh lý não đặc trưng bởi tình trạng kéo dài của các cơn động kinh và gây ra những hệ quả về sinh lý thần kinh, nhận thức, tâm lý và xã hội. Bệnh động kinh được xác định qua các trường hợp sau:
Cơn động kinh vắng ý thức biểu hiện bằng sự ngưng đột ngột hoạt động đang làm và ý thức của người bệnh. Cơn vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em, bắt đầu và kết thúc đột ngột.
Ngoài ra, còn có cơn vắng ý thức giật cơ là một loại cơn vắng ý thức với các cử động giật cơ đều đặn 3 chu kỳ/giây, gây ra những cử động nhịp nhàng của tay khiến cánh tay nâng lên từ từ. Độ dài mỗi cơn từ 10 - 60 giây. Suy giảm ý thức có thể không rõ ràng trong cơn này.
Bạn có thể dễ dàng phát hiện con mình có các cơn động kinh vắng ý thức nếu có các biểu hiện sau:
Cơn động kinh vắng ý thức thường được ghi nhận ở trẻ em, tuy nhiên bất cứ ai cũng có thể có các cơn động kinh vắng ý thức.
Khoảng 75% trẻ em có thể không còn xuất hiện cơn động kinh vắng ý thức khi đến tuổi thanh thiếu niên. Trẻ chỉ có các cơn động kinh vắng ý thức đơn thuần, không kết hợp với các loại động kinh khác có khả năng khỏi hoàn toàn hơn.
Hầu hết trẻ có cơn động kinh vắng ý thức không gây ra các biến chứng. Trẻ có thể đối mặt với một số khó khăn sau và cần có sự đồng hành cùng cha mẹ:
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp trẻ có cơn động kinh vắng ý thức kết hợp với các loại động kinh khác cần sử dụng thuốc chống động kinh, và có thể có các cơn co giật, co cứng, giật cơ,...
Nếu con bạn có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp con bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Cơn động kinh thường xảy ra tự phát. Các tế bào neuron thần kinh thường gửi các tín hiệu điện với sự tham gia của các chất dẫn truyền thần kinh qua khe synap. Sự tăng kích thích thần kinh về mặt sinh lý tế bào của cơn động kinh có thể do một số quá trình phức tạp sau:
Một số yếu tố có thể gây kích hoạt cơn động kinh vắng ý thức như:
Cơn động kinh vẫn ý thức thường xảy ra ở trẻ từ 0 đến 15 tuổi, nhất là vào giai đoạn 6 đến 7 tuổi.
Chẩn đoán cơn động kinh vắng ý thức thông qua điện não đồ, chụp MRI hay chụp CT. Việc chụp MRI hay CT giúp loại trừ những nguyên nhân gây động kinh khác như đột quỵ não, u não,...
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị cơn động kinh vắng ý thức bao gồm ethosuximide (tác dụng phụ gây nôn, hiếu động,...), valproic acid, lamotrigine (gây tác dụng phụ buồn nôn, phát ban,...), topiramate (tác dụng phụ gây tiêu chảy, khô miệng, khô mắt,...).
Các yếu tố có khả năng gây kích thích cơn động kinh vắng ý thức bao gồm thiếu ngủ, khó thở, stress, sợ ánh nắng, âm thanh ồn ào, ánh đèn nhấp nháy,...
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng cơn động kinh vắng ý thức thường gặp ở bé gái với tỷ lệ cao hơn bé trai.
Hỏi đáp (0 bình luận)