Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau đầu vận mạch là gì? Những vấn đề cần biết về đau đầu vận mạch

Ngày 07/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau đầu vận mạch là chứng đau nửa đầu đặc trưng bởi các cơn đau đầu từ trung bình đến nặng, thường xảy ra một bên và thường liên quan đến cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và nhạy cảm với âm thanh. Loại đau nửa đầu phổ biến nhất là đau đầu mà không kèm theo triệu chứng nào (chiếm khoảng 75% trường hợp). Các cơn đau nửa đầu là biểu hiện của nhiều rối loạn phức tạp ở mạch máu vùng đầu. Các cơn đau đầu này có thể diễn ra hàng giờ đến hàng ngày và thường xuyên tái phát. Đau nửa đầu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc làm của người mắc.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Đau đầu vận mạch là gì?

Đau đầu vận mạch hay còn có tên gọi khác là đau đầu Migraine. Chứng đau đầu vận mạch có thể được phân loại thành các loại đau đầu khác nhau:

  • Đau nửa đầu không tiền triệu: Đau nửa đầu không có triệu chứng là cơn đau đầu tái phát kéo dài từ 4 đến 72 giờ; thường ở một bên đầu, đau đầu kiểu nhịp đập, cường độ từ trung bình đến nặng, đau đầu trầm trọng khi hoạt động thể chất và thường kèm theo các triệu chứng buồn nôn hay nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh (sợ ánh sáng và sợ âm thanh).
  • Đau nửa đầu có tiền triệu: Trước khi chứng đau nửa đầu xuất hiện có một vài triệu chứng xuất hiện báo hiệu cho một cơn đau đầu sắp đến gọi là tiền triệu. Các triệu chứng tiền triệu thường kéo dài vài phút và thừng xuất hiện một bên: rối loạn thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn lời nói và ngôn ngữ, rối loạn vận động,…
  • Đau nửa đầu mạn tính: Chứng đau nửa đầu mãn tính là cơn đau đầu xảy ra từ 15 ngày trở lên trong một tháng trong hơn ba tháng và có đau nửa đầu ít nhất 8 ngày trở lên trong một tháng.

Triệu chứng

Những triệu chứng của đau đầu vận mạch

Triệu chứng chính của chứng đau đầu vận mạch là đau nửa đầu. Cơn đau đôi khi được mô tả là như có mạch đập thình thịch hoặc đau nhói. Đôi khi có thể bắt đầu đau âm ỉ, sau đó phát triển thành cơn đau theo nhịp mạch ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Nếu không được điều trị, cơn đau đầu của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Cơn đau có thể chuyển từ bên này sang bên kia đầu, hoặc có thể ảnh hưởng đến phía trước đầu, phía sau đầu hay cả đầu. Một số người cảm thấy đau quanh mắt hoặc thái dương, đôi khi ở mặt, xoang, hàm hoặc cổ.

Các triệu chứng khác của chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hôi.
  • Buồn nôn và nôn, khó chịu ở dạ dày và đau bụng.
  • Ăn kém.
  • Cảm thấy dễ đổ mồ hôi hay ớn lạnh.
  • Màu da nhợt nhạt.
  • Cảm thấy mệt.
  • Chóng mặt và mờ mắt.
Đau đầu vận mạch là gì? Những vấn đề cần biết về đau đầu vận mạch 1
Đau nửa đầu kiểu mạch đập là đặc điểm nổi bật của bệnh

Hầu hết các cơn đau nửa đầu kéo dài khoảng bốn giờ, đồng thời cũng có những cơn đau nghiêm trọng có thể kéo dài vài ngày. Sau khi đau đầu bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất tập trung,…

Tác động của đau đầu vận mạch đối với sức khỏe

Đau đầu vận mạch ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng làm việc của người mắc. Nhiều người mắc bệnh không còn đủ khả năng làm việc bình thường. Đặc biệt đau đầu cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác. Đặc biệt con cái của những bố mẹ mắc bệnh đau đầu vận mạch có khả năng mắc bệnh này cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Biến chứng có thể gặp khi mắc đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch có thể gây một số biến chứng sau:

  • Suy nhược mạn tính;
  • Động kinh;
  • Nhồi máu;
  • Trầm cảm;
  • Rối loạn lưỡng cực;
  • Rối loạn giấc ngủ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ cảm giác khó chịu nào kể trên bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ toàn diện hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây đau đầu vận mạch

Chứng đau nửa đầu liệt nửa người có thể xảy ra trong gia đình hoặc ngẫu nhiên một vài trường hợp ở gia đình có người mắc chứng đau nửa đầu đơn thuần.

Chứng đau nửa đầu được cho là có liên quan mạnh mẽ đến các thành phần di truyền. Nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu ở người thân bị bệnh cao gấp ba lần so với người thân của những người không bị bệnh. Cơ sở di truyền của chứng đau nửa đầu rất phức tạp và không chắc chắn gen nào có liên quan đến sinh bệnh học gây nên tình trạng này. Nó có thể là sự kết hợp nhiều gen ở các vị trí khác nhau, hoạt động song song với các yếu tố môi trường hình thành tính nhạy cảm và đặc điểm của bệnh.

Bệnh lý có thể chia thành ba loại chính do đột biến ba gen sau: CACNA1A, ATP1A2, SCN1A.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải đau đầu vận mạch?

Những đối tượng dễ mắc chứng đau đầu vận mạch bao gồm:

  • Nữ giới: Chứng đau nửa đầu xảy ra ở cả trẻ em và người lớn nhưng ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành nhiều gấp ba lần so với nam giới. Chứng đau nửa đầu ở phụ nữ thường liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Những cơn đau đầu có thể bắt đầu khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên hoặc khi mang thai. Hầu hết phụ nữ đều nhận thấy sự cải thiện triệu chứng đau đầu sau khi mãn kinh, mặc dù phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thường làm chứng đau nửa đầu trở nên trầm trọng hơn. Phụ nữ bị chứng đau nửa đầu sử dụng thuốc tránh thai có thể gặp những thay đổi về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau, trong khi những phụ nữ không bị đau đầu có thể bị chứng đau nửa đầu do tác dụng phụ của thuốc tránh thai.
  • Tuổi: Hầu hết mọi người bắt đầu bị chứng đau nửa đầu ở độ tuổi từ 10 đến 40. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ nhận thấy chứng đau nửa đầu của họ thuyên giảm hoặc biến mất sau tuổi 50.
  • Tiền căn gia đình: Hơn 60% người mắc chứng đau nửa đầu có thành viên khác trong gia đình mắc bệnh này. Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử mắc các chứng đau đầu này thì con họ có 50% nguy cơ mắc phải. Nếu cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh này thì nguy cơ sẽ tăng lên 75%.
  • Các vấn đề sức khỏe khác: Trầm cảm, lo lắng, rối loạn lưỡng cực, rối loạn giấc ngủ và động kinh có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh của bạn.
Đau đầu vận mạch là gì? Những vấn đề cần biết về đau đầu vận mạch 2
Cuộc sống căng thẳng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu vận mạch

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau đầu vận mạch

Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh đau đầu có thể bao gồm:

  • Cuộc sống căng thẳng: Căng thẳng ở nơi làm việc hoặc ở nhà có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn hay thường xuyên bỏ bữa cũng gây nên chứng đau đầu
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê là những chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ đau đầu.
  • Uống không đủ nước: Khi bạn uống nước quá ít, bạn cũng dễ đau đầu hơn.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau đầu vận mạch

Đau đầu vận mạch là một chẩn đoán lâm sàng và là một chẩn đoán loại trừ vì các cận lâm sàng như sinh hóa máu hay CT, MRI sọ não đều có kết quả bình thường.

Các bác sĩ chẩn đoán chứng đau nửa đầu bằng cách hỏi về các đặc điểm của triệu chứng đau đầu và tiền sử gia đình mắc chứng bệnh này. Chẩn đoán đau đầu vận mạch dựa theo hướng dẫn chẩn đoán ICHD-2 gồm nhiều đặc điểm lâm sàng của bệnh. Các cận lâm sàng được dùng để chẩn đoán loại trừ căng nguyên khác gây đau đầu trước khi chẩn đoán đau đầu vận mạch được xác lập.

Phương pháp điều trị đau đầu vận mạch

Điều trị chứng đau nửa đầu nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các cơn đau tiếp theo.

Thay đổi thói quen sống

Những thói quen đơn giản mà bạn có thể thực hiện hằng ngày bao gồm:

  • Ngủ trưa hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi trong phòng tối, yên tĩnh
  • Đắp khăn lạnh hoặc túi nước đá lên trán
  • Uống nhiều nước, đặc biệt nếu chứng đau nửa đầu kèm theo nôn mửa
  • Một lượng nhỏ caffeine có thể giúp giảm triệu chứng trong giai đoạn đầu của chứng đau nửa đầu.
Đau đầu vận mạch là gì? Những vấn đề cần biết về đau đầu vận mạch 3
Những ai có cơn đau đầu vận mạch nghiêm trọng cần sử dụng thuốc phòng ngừa

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc rất cần thiết khi tình trạng đau đầu nghiêm trọng. Điều trị bằng thuốc cho chứng đau nửa đầu được chia thành điều trị cấp tính và phòng ngừa. Thuốc cấp tính được dùng ngay khi các triệu chứng xảy ra để giảm đau đầu. Điều trị phòng ngừa là dùng thuốc hàng ngày để giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu trong tương lai hoặc ngăn chặn chúng xảy ra. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt thuốc enenmab để điều trị dự phòng chứng đau đầu và thuốc tiêm galcanezumab-gnlm để điều trị chứng đau đầu từng cơn. FDA cũng phê duyệt viên nén lasmiditan và ubrogepant để điều trị ngắn hạn chứng đau nửa đầu không có tiền triệu. Việc sử dụng thuốc trị đau đầu cần được có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến đau đầu vận mạch

Thay đổi lối sống giúp giảm hoặc ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu bao gồm tập thể dục, tránh các loại thực phẩm tươi sống, ăn các bữa đúng cử và uống nước đầy đủ, ngừng một số loại thuốc gây căng thẳng thần kinh, ngủ đủ giấc. 

Đau đầu vận mạch là gì? Những vấn đề cần biết về đau đầu vận mạch 4
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp giảm đau đầu hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa đau đầu vận mạch hiệu quả

Có lối sống lành mạnh và dùng thuốc phòng ngừa có thể phòng ngừa đau đầu hiệu quả.

Nguồn tham khảo
  1. Migraine Headache: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560787/
  2. Migraine: https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/migraine
  3. Migraine: https://www.nhs.uk/conditions/migraine/
  4. Migraine Headaches: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/5005-migraine-headaches
  5. Migraine: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/migraine-headache/symptoms-causes/syc-20360201

Các bệnh liên quan

  1. Mất thăng bằng

  2. Đau cổ vai gáy

  3. Bệnh não Wernicke

  4. Suy giảm thị lực

  5. Viêm khớp thái dương hàm

  6. U nang giáp móng

  7. Nhức đầu

  8. phù não

  9. Viêm màng não vô khuẩn

  10. Nhiễm trùng thần kinh