Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quáng gà có nguy hiểm không?

Ngày 07/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Quáng gà là một triệu chứng của thoái hóa các sắc tố võng mạc, được biểu hiện bằng dấu hiệu suy giảm thị lực, năng lực nhìn mọi vật yếu đi trong điều kiện ánh sáng kém, đặc biệt là vào ban đêm. Vậy quáng gà có nguy hiểm không?

Quáng gà thực tế không phải là một bệnh, mà nó là một nhóm các bệnh mang tính di truyền mà không được điều trị. Tuy nhiên quáng gà cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân ngoài yếu tố di truyền. Để trả lời cho câu hỏi ‘’Quáng gà có nguy hiểm không?’’, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu hiểu rõ hơn về bệnh quáng gà để có cái nhìn đúng đắn hơn về nó bạn nhé.

Quáng gà là gì?

Quáng gà hay còn gọi là chứng mù đêm. Đây là bệnh có liên quan đến thoái hóa các sắc tố võng mạc. Khi bị quáng gà người bệnh sẽ bị hạn chế năng lực nhìn và tầm nhìn của sẽ trở nên hẹp trong điều kiện ánh sáng kém, đặc biệt là vào ban đêm.

Khi thăm khám ở đáy mắt sẽ phát hiện ra đám sắc tố hình tế bào xương. Bệnh quáng gà gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Quáng gà có nguy hiểm không? 1 Mắt bị bệnh quáng gà

Biểu hiện bệnh quáng gà

  • Người bệnh cảm nhận rõ ràng sự hạn chế thị lực trong điều kiện ánh sáng yếu như vào ban đêm, hay lúc chưa được bật đèn. Trong điều kiện ánh sáng như vậy, người bệnh do bị hạn chế tầm nhìn nên dễ bị vấp và va phải các đồ vật.
  • Khi di chuyển đột ngột từ chỗ tối đến chỗ sáng, hay đột ngột bật đèn trong phòng tối, người bệnh không thể điều chỉnh thị lực một cách kịp thời. Chính vì vậy, người bệnh có thể bị hạn chế thị lực ngay cả trong điều kiện có ánh sáng tốt.
  • Tầm nhìn người bệnh bị thu hẹp dần, phạm vi thu hẹp có thể trầm trọng đến mức người bệnh giống như đang nhìn qua một cái ống. Thậm chí, xuất hiện một vùng tối trong tầm nhìn, khi vùng tối đó lan rộng ra có nghĩa là diễn biến bệnh đang trở nên trầm trọng.

Nguyên nhân mắc bệnh quáng gà

  • Ở người già thường xuất hiện dấu hiệu lão hóa nên có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao, vì vậy tỉ lệ bị bệnh quáng gà cũng cao.
  • Chế độ dinh dưỡng mà thiếu hụt vitamin A cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà. Đặc biệt, trẻ em dưới 3 tuổi hoặc trẻ bị còi do thiếu dinh dưỡng cộng thêm tình trạng thiếu hụt vitamin A sẽ gây ra nguy cơ mắc bệnh quáng gà. Hay ở những người bệnh suy tuyến tụy, việc hấp thụ được vitamin A bị hạn chế do không hấp thụ được chất béo, cũng sẽ dẫn đến nguy cơ bị mắc bệnh.
  • Ở những người bệnh đái tháo đường, sự tăng đường máu sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh quáng gà.
  • Những người có tiền sử các bệnh về mắt do di truyền như cận thị nhưng không được điều trị sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh quáng gà.
  • Các thuốc có liên quan đến tăng nhãn áp có khả năng gây ra nguy cơ đóng con ngươi, từ đó dẫn đến bệnh quáng gà.

Phương pháp chẩn đoán

  • Thông qua khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng biểu hiện bệnh, điều tra về bệnh sử để có định hướng về bệnh quáng gà ở người bệnh. Sau đó sẽ chỉ định lâm sàng để tiến hành chẩn đoán xác định bệnh quáng gà.
  • Khám tầm nhìn: Xét nghiệm để xác định về tầm nhìn của người bệnh, xét nghiệm này là cần thiết khi nghi ngờ có triệu chứng quáng gà.
  • Điện võng mạc: Nhằm xác định tình trạng thoái hóa võng mạc bao gồm xác định tính di truyền, mức độ tổn thương và độ trầm trọng của diễn biến bệnh. Đây là một xét nghiệm không thể thiếu.
  • Xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể thể chỉ định xét nghiệm máu nhằm đo lường nồng độ đường trong máu và Vitamin A có trong cơ thể.

Quáng gà có nguy hiểm không?

Biểu hiện sớm nhất của quáng gà là giảm năng lực nhìn trong môi trường thiếu ánh sáng và thăm khám bên ngoài thì sẽ không thấy biểu hiện bất thường. Tuy nhiên nếu để bệnh diễn biến trầm trọng dẫn đến giai đoạn đục thủy tinh thể thì khi đó có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa.

Quáng gà có nguy hiểm không? 2 Quáng gà có nguy hiểm không?

Vậy quáng gà có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu bạn không kịp thời điều trị hoặc không có những biện pháp thích nghi với căn bệnh sẽ dẫn đến những nguy hiểm phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày.

  • Chẳng hạn với người bị quáng gà lái xe trong điều kiện ánh sáng kém dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Người bị quáng gà nên hạn chế lái xe để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cho những người cùng tham gia giao thông.
  • Việc đi lại trong điều kiện ánh sáng kém cũng khiến bạn dễ va chạm phải các vật xung quanh, dễ bị vấp ngã dẫn đến những rủi ro không đáng có. Bạn nên tập thích nghi với việc di chuyển trong bóng tối để hạn chế những sự va chạm đó.
  • Người bị quáng gà nếu không điều trị kịp thời và không theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khiến bệnh tiến triển nặng dần và có thể dẫn đến mù lòa.
Quáng gà có nguy hiểm không? 3 Lái xe vào ban đêm khi bị quáng gà là một điều vô cùng nguy hiểm

Đối với những người mắc bệnh quáng gà không phải do yếu tố bẩm sinh thì với y học hiện đại, việc chữa khỏi tận gốc là có thể. Còn đối với những người mắc bệnh quáng gà bẩm sinh, việc điều trị sẽ làm chậm quá trình diễn biến bệnh.

Việc chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt là cần thiết khi có biểu hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ. Vì tiên lượng bệnh này rất xấu, nếu để muộn hay chẩn đoán không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa bệnh quáng gà

  • Thường xuyên bổ sung vitamin A trong chế độ ăn hàng ngày là cách phòng ngừa quáng gà vô cùng hiệu quả bởi đây là loại vitamin tác động đến thị lực mắt. Các thực phẩm giàu vitamin A là những thực phẩm có màu đỏ như: Cà chua, dưa vàng, bí ngô, cà rốt…hay những loại rau có lá xanh đậm như rau bó xôi, rau chân vịt…hoặc sữa và trứng.
  • Phụ nữ mang thai hay trẻ không bú mẹ cũng là đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin A, vì vậy cần bổ sung đầy đủ và hợp lý lượng vitamin A cho hai đối tượng này.
  • Đeo kính râm khi đi ngoài trời để tránh tác động của tia UV là tia làm tăng nguy cơ đục thể tinh thể hay thoái hóa điểm vàng.
Quáng gà có nguy hiểm không? 4 Bổ sung vitamin A để ngăn ngừa bệnh quáng gà

Lưu ý với người bị quáng gà bẩm sinh

Đối với những đối tượng bị bệnh quáng gà bẩm sinh hay do di truyền:

  • Trước hết cần thường xuyên thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi tiến trình bệnh. Tuân thủ các điều trị của bác sĩ để diễn biến bệnh không trở nên trầm trọng.
  • Đồng thời người bệnh cũng nên tập thích nghi với tình trạng bệnh quáng gà để có thể di chuyển được trong bóng tối.
  • Và đặc biệt là hạn chế lái xe để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông.

Quáng gà có chữa được không?

Tùy vào tình trạng bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bệnh xuất phát từ nguyên nhân do đục thủy tinh thể, cận thị, hay thiếu vitamin A thì hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, nếu bệnh xuất phát từ tính di truyền, việc điều trị y học chỉ nhằm mục đích làm chậm quá trình diễn biến bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Trước tiên việc tư vấn tính di truyền của bệnh sẽ giúp ích cho người nhà của người bệnh trong việc sắp xếp cuộc sống. Những thành viên trong trong cùng một nhà với người bệnh cũng nên tham gia vào các xét nghiệm xác định xem mình có bị bệnh hay không.

Hi vọng với những kiến thức trên đây có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi quáng gà có nguy hiểm không cũng như cung cấp thêm các kiến thức về nguyên nhân gây nên bệnh quáng gà, từ đó có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nhà Thuốc Long Châu xin cảm ơn bạn và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm