Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Dị ứng/
  4. Phù mạch

Phù mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Phù mạch là trạng thái sưng hoặc phù, thường xuất phát từ phản ứng dị ứng của cơ thể, liên quan đến lớp mô dưới da hoặc lớp dưới niêm mạc. Sự phát triển của phù mạch có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau như mắt, môi, khoang miệng, thanh quản và ruột. Trong những trường hợp nghiêm trọng, phù mạch có thể lan rộng và ảnh hưởng đến đường hô hấp, dẫn đến khó thở, đây thường được coi là một tình huống khẩn cấp cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung phù mạch

Phù mạch là gì?

Phù mạch là khi cơ thể phản ứng với một tác nhân nào đó và làm cho mô dưới da (lớp hạ bì) hoặc lớp dưới niêm mạc sưng lên. Thường thì phù mạch và nổi mề đay xảy ra cùng lúc, và cùng các nguyên nhân giống nhau. Cả phù mạch và nổi mề đay xảy ra khi dịch bị thoát khỏi mạch máu đi vào các mô và gây sưng, phù.

Thường thì phù mạch xuất hiện nhanh chóng và kéo dài khoảng một hoặc hai ngày. Nó thường ảnh hưởng đến môi và mắt của bạn. Mặc dù vậy, phù mạch có thể nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong, khi nó ảnh hưởng đến đường thở của bạn.

Có nhiều loại phù mạch khác nhau bao gồm:

  • Phù mạch dị ứng cấp tính;
  • Phù mạch mắc phải liên quan đến thuốc ức chế men chuyển angiotensin;
  • Phù mạch do NSAIDs;
  • Phù mạch di truyền;
  • Phù mạch mắc phải do thiếu hụt chất ức chế C1;
  • Phù mạch vô căn;
  • Phù mạch rung động.

Triệu chứng phù mạch

Những dấu hiệu và triệu chứng của Phù mạch

Các dấu hiệu và triệu chứng của phù mạch bao gồm:

  • Mặt sưng húp hoặc phù nề, đặc biệt là mắt và miệng, bao gồm cả môi và lưỡi.
  • Các vấn đề về tiêu hóa khi phù mạch ảnh hưởng đến đường ruột, triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc buồn nôn và nôn.
  • Sưng tay, chân hoặc bộ phận sinh dục.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu do thay đổi huyết áp.
  • Sưng ở miệng, cổ họng hoặc đường thở có thể khiến bạn khó thở và khó nói chuyện. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế, do đó hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Phù mạch

Các biến chứng có thể gặp khi mắc phù mạch bao gồm:

  • Tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng gây tử vong.
  • Sưng thanh quản, hầu họng và lưỡi cấp tính.
  • Viêm tuỵ liên quan đến phù mạch di truyền.
  • Các biến chứng liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp các triệu chứng ảnh hưởng đến đường thở như khó thở, khó nói, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, hãy đến khám bác sĩ nếu bạn bị phù mạch tái đi tái lại nhiều lần.

Phù mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Hãy đến cơ sở y tế ngay nếu bạn bị phù mạch ảnh hưởng đến đường thở

Nguyên nhân phù mạch

Nguyên nhân dẫn đến Phù mạch

Nguyên nhân dẫn đến phù mạch tùy thuộc vào loại phù mạch mà bạn gặp phải. Dị ứng có lẽ là nguyên nhân chính và thường gặp nhất gây ra phù mạch. Có nhiều nguyên nhân dị ứng gây ra phù mạch bao gồm:

  • Dị ứng thực phẩm: Thủ phạm chính là sữa, trứng, các loại hạt và động vật có vỏ.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc gây ra dị ứng này bao gồm thuốc kháng sinh như penicillin và sulfa, thuốc cản quang được sử dụng trong các xét nghiệm hình ảnh học.
  • Nọc độc: Nọc độc do côn trùng đốt và đôi khi là do nhện tiết ra.
  • Mủ cao su thiên nhiên: Mủ cao su được dùng để làm găng tay, bóng bay, bao cao su và ống thông (ống dùng trong y khoa).

Các nguyên nhân khác dẫn đến phù mạch bao gồm:

  • Vấn đề di truyền hoặc mắc phải do thiếu hụt protein C1.
  • Phù mạch do phản ứng thuốc không dị ứng (thường do thuốc ức chế men chuyển angiotensin gây ra).
  • Phù mạch không rõ nguyên nhân.
  • Phù mạch rung động do các rung động lặp lại (như lái xe, chạy bộ…).
Phù mạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến phù mạch
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh phù mạch

Bị phù mạch khi nào thì nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào sau đây nghi ngờ phù mạch bao gồm:

  • Khó thở;
  • Sưng và phù nhanh chóng ở các bộ phận cơ thể, đặc biệt là vùng mặt;
  • Chóng mặt, mệt mỏi;
  • Khi gặp tác nhân kích thích đã khiến bạn bị phù mạch trong quá khứ.

Phù mạch có nguy hiểm không?

Phù mạch có thể tái phát không?

Tiên lượng của phù mạch là như thế nào?

Tôi có thể tự điều trị phù mạch ở nhà không?

Hỏi đáp (0 bình luận)