Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng da sưng môi là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh dị ứng nên nhiều người thường chủ quan. Tuy nhiên tình trạng này lại cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.
Dị ứng da sưng môi hay còn được biết đến là căn bệnh nổi mề đay sưng môi hoặc nổi mề đay phù mạch. Chứng bệnh này cũng tương tự như các bệnh dị ứng khác, khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, thậm chí là khó thở.
Dị ứng do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dị ứng da gây sưng môi có thể do một số nguyên nhân chính là:
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng da sưng môi. Hệ miễn dịch nhận nhầm một số loại protein thành các chất gây hại nên phát tán histamin để bảo vệ cơ thể. Người bệnh có hệ miễn dịch yếu thường mẫn cảm với một số loại thực phẩm như: Hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, các loại hạt,...
Hầu hết người bệnh đều bị dị ứng với một số loại thuốc nhất định. Trong đó, phổ biến là thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,...
Dị ứng mỹ phẩm, đặc biệt là son môi có thể khiến đôi môi trở nên thâm đen, sưng phù mất thẩm mỹ. Nguyên nhân là do trong son môi có chứa rất nhiều hóa chất, đặc biệt là những màu son có khả năng chống nước càng tốt thì lượng chì có trong son càng cao. Một số trường hợp sử dụng mỹ phẩm quá hạn sử dụng, các chất trong son biến đổi cũng có thể gây dị ứng nghiêm trọng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị dị ứng bởi các tác nhân khác bên ngoài môi trường như: Thay đổi thời tiết, chất lượng không khí thấp, nguồn nước ô nhiễm, phấn hoa, lông chó, mèo,... Trong khi đó, da môi lại mỏng và nhiều mạch máu chằng chịt xung quanh nên rất dễ sưng phù.
Đừng nên chủ quan với căn bệnh dị ứng! Dị ứng da sưng môi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng nếu mắc phải căn bệnh này, bạn rất có thể sẽ phải đối diện với các triệu chứng nguy hiểm sau:
Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh rất có thể sẽ gặp phải biến chứng nặng nề hơn là suy tim, đột quỵ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Ở thể nhẹ, dị ứng sưng môi sẽ tự thuyên giảm và biến mất trong vài ngày hoặc 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh trong quá trình ăn uống, giao tiếp. Vì vậy, để rút ngắn thời gian khỏi bệnh, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Bạn cần nhớ rằng các phương pháp điều trị tại nhà chỉ được sử dụng để cải thiện triệu chứng bệnh, và chỉ có tác dụng với bệnh dị ứng da sưng môi cấp tính. Cụ thể:
Nếu thực hiện tất cả các phương pháp trên mà dấu hiệu bệnh vẫn không giảm sút, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Trong hầu hết các trường hợp dị ứng da sưng môi, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc là:
Đừng vì một vài triệu chứng dị ứng da sưng môi đơn giản mà coi thường căn bệnh này. Chỉ khi bệnh gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể, bạn mới nhận ra tầm nguy hiểm thì đã quá muộn rồi!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.