Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh trẻ em/
  4. Sứt môi và hở hàm ếch

Sứt môi (hở hàm ếch): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩLê Thị Quyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, có nhiều năm kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về Nội khoa, Hồi sức và Tiêm chủng vắc xin. Hiện tại, đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh sứt môi và hở hàm ếch là bệnh có khe hở ở môi trên và/hoặc vòm miệng. Đây là bất thường bẩm sinh do môi và vòm miệng không dính liền được trong thai kì. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của em bé. Bệnh có thể điều trị được nhưng cần phối hợp nhiều chuyên khoa ở từng giai đoạn tùy vào mức độ của bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sứt môi và hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch là bệnh bẩm sinh do môi và vòm miệng không hợp nhất trong thai kì. Dị tật sức môi và hở hàm ếch có thể gồm: Sứt môi, hở hàm ếch, sứt môi và hở hàm ếch.

Đây là bất thường diễn ra trong ba tháng đầu của thai kỳ, khi mà khối xương đầu mặt trở nên hoàn chỉnh, thì bất thường trong việc không dính liền đã tạo nên khe hở ở môi và ở vòm họng. Bất thường này có thể ảnh hưởng đến khả năng khả năng bú, ăn, nói và nguy cơ nhiễm trùng tai.

Điều trị sức môi và hở hàm ếch không phải là một mà là kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau ở từng độ tuổi để bé phát triển toàn diện về mặt chức năng cũng như về thẩm mỹ.

Triệu chứng sứt môi và hở hàm ếch

Những dấu hiệu và triệu chứng của sứt môi và hở hàm ếch

Tùy theo loại bệnh thì bé sẽ có nhưng thay đổi về hình dạng:

  • Sứt môi: Có khe hở ở trên môi.
  • Hở hàm ếch: Sẽ quan sát thấy vòm miệng tách làm đôi.
  • Sứt môi và hở hàm ếch sẽ có thể thấy cả hai dấu hiệu trên.

Khi trẻ sơ sinh bị sứt môi hở hàm ếch chào đời, bác sĩ nhi khoa có ba mối quan tâm chính:

  • Nguy cơ hít phải do sự thông thương giữa khoang miệng và khoang mũi.
  • Tắc nghẽn đường thở (hậu quả của hít sặc).
  • Khó khăn khi ăn cho trẻ bị hở hàm ếch và trào lên mũi.

Một bệnh đi kèm phổ biến là viêm tai giữa có dịch tiết kháng trị (OME), vì những bệnh nhân bị hở hàm ếch có chức năng vòi nhĩ bị suy yếu cùng với sự thay đổi của các cấu trúc cơ gần đó . Do đó cần có kế hoạch điều trị để ngừa bệnh lý này.

Sứt môi và hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Triệu chứng của bệnh sứt môi và hở hàm ếch

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sứt môi và hở hàm ếch

Sau khi điều trị thì qua nhiều lần phẫu thuật thì biến chứng có thể:

  • Sẹo phì đại.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sứt môi và hở hàm ếch thường được phát hiện khi mới sinh và bác sĩ có thể bắt đầu điều trị ngay vào thời điểm đó để xác định mức độ của bệnh và lên kế hoạch điều trị cụ thể.

Nguyên nhân sứt môi và hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch, giống như hầu hết các dị tật bẩm sinh phổ biến, là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Trong những trường hợp đó, các yếu tố di truyền tạo ra nguy cơ mắc khe hở miệng. Khi các yếu tố môi trường (tức là tác nhân gây bệnh) tương tác với kiểu gen dễ bị tổn thương về mặt di truyền, dị tật sẽ phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sứt môi và hở hàm ếch

Sứt môi và hở hàm ếch sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Trẻ sinh ra bị sứt môi hoặc hở hàm ếch có thể gặp khó khăn khi ăn và bú sữa (cả bú mẹ và bú bình). Trẻ cũng có thể gặp khó khăn khi nói và có thể ảnh hưởng đến thính giác. Tùy từng trường hợp, một số còn có vấn đề về răng.

Sứt môi hở hàm ếch có di truyền không?

Những phương pháp điều trị không phẫu thuật nào giúp điều trị sứt môi và hở hàm ếch?

Ở độ tuổi nào thì sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật?

Làm thế nào để bạn ngăn ngừa sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh?

Hỏi đáp (0 bình luận)