Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

U răng là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

U răng là tình trạng xuất hiện một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Đó là một mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng phát triển bất thường.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

U răng là gì? 

Là tình trạng xuất hiện những khối u, phát triển trong xương hàm hoặc các mô mềm trong miệng và mặt. Những khối u này thường không phải là ung thư (lành tính), nhưng chúng có thể hoạt động và mở rộng, di chuyển hoặc phá hủy xương, mô và răng xung quanh.

Có 2 dạng u ở răng chính là đa hợp và phức hợp. U răng đa hợp gồm có 3 mô răng riêng biệt là men răng, ngà răng và xương răng, thường xuất hiện ở hàm răng trên. Còn u răng phức hợp là một khu vực bị cản quang với mật độ khác nhau, thường ở phía sau của răng hàm trên hoặc hàm dưới.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u răng

U chân răng

Thường không có biểu hiện nhiều trong thời gian đầu, nguyên nhân do nhiễm trùng, sâu răng hoặc chấn thương răng miệng. Dấu hiệu trở nặng thường chảy mủ, răng bị lung lay và đau vùng có khối u.

U thân răng

Khởi phát xuất hiện một chiếc răng mọc ngầm trong hàm. Đây là tình trạng răng mọc trong răng nên chỉ những người thường đi khám răng định kỳ mới phát hiện. Chính vì thế bạn nên đi khám răng định kỳ 1 – 2 lần/năm. 

U men răng dạng nang

Là bênh rất dễ tái phát bởi những mầm men răng còn tồn tại từ lúc sinh và biến thành u. Khi phát triển mạnh hơn sẽ lan vào các tổ chức xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, khiến gương mặt bị biến dạng. Đồng thời còn cản trở hoạt động nhai nuốt, nói, thở khó khăn hơn.

Trong trường hợp nặng, bác sĩ buộc phải cắt xương hàm và tháo khớp. Thông thường khi bạn có rất nhiều triệu chứng biểu hiện u răng nhưng sẽ bị chẩn đoán nhầm bởi khối u trong lợi khi mọc răng khôn. Các biểu hiện sau đây có thể giúp bạn xác định u răng rõ hơn: Ăn uống khó nuốt, răng sữa không thể rụng khi đã đến lúc thay răng, xương bên dưới răng mở rộng hơn.

Việc khám răng miệng định kỳ là một việc cần thiết để bạn có thể giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và có thể phòng ngừa được các căn bệnh liên quan đến răng miệng. 

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh u răng 

U răng được xem là một trong những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt, đặc biệt là khó khăn khi nói, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng của u nang, hãy nói chuyện với nha sĩ của bạn.

U nang và khối u ở hàm đôi khi không có triệu chứng và thường được phát hiện khi chụp X-quang kiểm tra định kỳ được thực hiện vì những lý do khác. Nếu bạn được chẩn đoán hoặc nghi ngờ có khối u hàm hoặc u nang, cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến u răng

Các khối u và u nang ở hàm có nguồn gốc từ các tế bào và mô liên quan đến sự phát triển bình thường của răng. Các khối u có thể phát triển từ các mô khác, như tế bào xương hoặc mô mềm. Nói chung, nguyên nhân của các khối u và u nang hàm không được biết đến; tuy nhiên, một số có liên quan đến thay đổi gen (đột biến) hoặc hội chứng di truyền.

Những người mắc hội chứng ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nevoid (hội chứng Gorlin-Goltz) thường do thiếu gen ức chế khối u. Đột biến gen gây ra hội chứng là do di truyền. Hội chứng này dẫn đến sự phát triển của nhiều tế bào sừng ở hàm, nhiều bệnh ung thư da tế bào đáy và các đặc điểm khác.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải u răng?

Những đối tượng có nguy cơ mắc phải u răng:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên.
  • Chế độ ăn nghèo chất xơ từ rau củ và vitamin từ trái cây.
  • Người bị nhiễm virus HPV.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải u răng

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Nam giới từ 40 tuổi trở lên.
  • Chế độ ăn nghèo chất xơ từ rau củ và vitamin từ trái cây.
  • Người bị nhiễm virus HPV.
  • Lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách, tạo cơ hội cho sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u răng

Để thu thập thêm thông tin về khối u hoặc u nang hàm của bạn, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm trước khi điều trị.

Các thử nghiệm này bao gồm: Nghiên cứu hình ảnh (X-quang, CT hoặc MRI); sinh thiết để loại bỏ một mẫu tế bào khối u hoặc u nang để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp điều trị u răng hiệu quả

Các lựa chọn điều trị khối u và u nang hàm khác nhau, tùy thuộc vào loại tổn thương, giai đoạn phát triển của tổn thương và các triệu chứng. Bác sĩ cũng xem xét các mục tiêu điều trị và sở thích cá nhân của bạn khi đưa ra hướng điều trị.

Điều trị các khối u và u nang hàm thường bao gồm phẫu thuật. Trong một số trường hợp, điều trị có thể là dùng thuốc hoặc kết hợp giữa phẫu thuật và thuốc.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u hoặc u nang ở hàm, có thể bao gồm việc loại bỏ răng, mô và xương hàm lân cận, và gửi nó đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Bác sĩ giải phẫu bệnh kiểm tra mô bị loại bỏ và báo cáo chẩn đoán trong quá trình phẫu thuật để bác sĩ phẫu thuật có thể xử lý thông tin này ngay lập tức.

Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

  • Tái tạo xương hàm hoặc các cấu trúc khác.

  • Liệu pháp y tế cho một số loại u và nang hàm.

  • Chăm sóc hỗ trợ để duy trì chất lượng sống của bạn, bao gồm hỗ trợ dinh dưỡng, giọng nói và nuốt, và thay thế răng bị mất.

  • Các cuộc kiểm tra theo dõi dài hạn sau khi điều trị có thể giải quyết bất kỳ sự tái phát nào của khối u và u nang hàm. Việc xác định sớm bệnh tái phát là rất quan trọng để có thể điều trị thích hợp.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u răng

Chế độ sinh hoạt:

  • Đánh răng mỗi ngày hai lần, nhất là sau bữa ăn.

  • Súc miệng sau khi ăn hoặc uống .

  • Nhai kẹo cao su không đường trong 15 phút sau bữa ăn để nước miếng ra nhiều .

  • Cọ khe răng mỗi ngày hai lần.

  • Dùng kem đánh răng có fluoride .

  • Súc miệng bằng dung dịch chlorexidine.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bớt ăn thực phẩm ngọt hoặc có nhiều carbohydrate dễ lên men.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa u răng hiệu quả

Để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nói chung và bệnh u nang răng nói riêng, thì chúng ta cần phải chủ động thăm khám định kì tại nha khoa. Hơn nữa, theo các bác sĩ, hiện tại vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh u răng, do đó chăm sóc răng miệng và kiểm tra răng định kì là điều cần thiết nhất.

Nguồn tham khảo
  1. Drugs.com: https://www.drugs.com/mcd/jaw-tumors-and-cysts

  2. Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/jaw-tumors-cysts/symptoms-causes/syc-20350973#:~:text=Jaw%20tumors%20and%20cysts%20are,greatly%20in%20size%20and%20severity.

Chủ đề:u răngu bướu

Các bệnh liên quan

  1. Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ

  2. Ung thư dạ dày

  3. Ung thư răng

  4. Ung thư vú

  5. Ung thư vòm họng giai đoạn đầu

  6. Mô vú dày đặc

  7. Ung thư tuyến nước bọt

  8. U sợi thần kinh

  9. Ung thư da

  10. Ung thư ruột