Sứt môi hở hàm ếch có di truyền không? Cách phòng ngừa
Ngày 24/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến vẻ ngoài. Hiện nay sứt môi hở hàm ếch gần như có thể điều trị hoàn toàn. Đây là dạng dị tật bẩm sinh khiến mẹ bầu lo lắng, nhất là khi trong gia đình có người mắc bệnh. Vậy sứt môi hở hàm ếch có di truyền không? Phải làm gì nếu trẻ không may mắc phải?
Sứt môi, hở hàm ếch ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của trẻ sau khi sinh. Tình trạng này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng nếu ba mẹ hoặc người thân trong gia đình từng bị dị tật bẩm sinh này. Để giải đáp sứt môi hở hàm ếch có di truyền không? Hãy tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Sứt môi hở hàm ếch là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc sứt môi hở hàm ếch là gì, thì đó là tình trạng các mô của môi và miệng không hình thành đúng cách trong quá trình phát triển:
Sứt môi: Tình trạng các bộ phận tạo nên môi bị hở ra thay vì khép kín như bình thường.
Hở hàm ếch: Là tình trạng có khoảng trống giữa vòm miệng và khoang mũi.
Khi nào có thể phát hiện thai nhi sứt môi, hở hàm ếch? Dị tật này có thể được phát hiện ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ qua siêu âm thai ở tuần thứ 21 đến 24. Siêu âm có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, biến dạng cơ quan và nội tạng.
Sau khi sinh, có thể dễ dàng nhận biết dị tật này qua các biểu hiện sau:
Vết nứt xuất hiện trên môi hoặc vòm miệng, ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên mặt.
Khe hở xuất hiện dưới dạng một vết nứt nhỏ trên môi hoặc có thể kéo dài từ môi qua nướu trên và vòm miệng và kết thúc ở gốc mũi.
Xuất hiện vết nứt trên vòm miệng nhưng không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.
Hở hàm ếch, trong đó các cơ vòm miệng phía sau và được bao phủ bởi niêm mạc miệng. Đây là một dạng hiếm gặp, thường không được chú ý và chỉ có thể chẩn đoán khi các dấu hiệu tiến triển. Các dấu hiệu này có thể bao gồm:
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì sứt môi hở hàm ếch có tính di truyền. Được chia thành bệnh di truyền đa yếu tố (bệnh di truyền dưới tác động của gen và môi trường) hoặc bệnh di truyền phức hợp (nhiều yếu tố tác động).
Yếu tố di truyền có thể từ cả ba hoặc mẹ. Xác suất dị tật tăng lên nếu gia đình của ba và mẹ có tiền sử mắc dị tật này. Dưới đây là một số trường hợp:
Nếu ba hoặc mẹ bình thường sinh con đầu lòng bị sứt môi, hở hàm ếch thì con thứ hai có 3-5% khả năng mắc bệnh này.
Nếu một trong hai người (ba hoặc mẹ) bị sứt môi, hở hàm ếch thì khả năng sinh con bị dị tật này là 5%.
Nếu một trong ba hoặc mẹ có con đầu lòng bị hở hàm ếch thì tỷ lệ trẻ thứ hai mắc bệnh sẽ cao hơn.
Vì vậy, nếu bạn thuộc bất kỳ trường hợp nào ở trên. Hãy đến bệnh viện khoa di truyền học để được làm xét nghiệm di truyền và nhận tư vấn từ bác sĩ.
Cách phát hiện sớm sứt môi hở hàm ếch
Siêu âm, xét nghiệm phát hiện sớm dị tật thai nhi. Khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những thời điểm sau để đi siêu âm xác định thai nhi có phát triển bình thường hay không. Vì đây là cách phát hiện dị tật bẩm sinh hiệu quả và dễ dàng:
Thai nhi từ 12 đến 14 tuần tuổi: Siêu âm thời điểm này giúp dự đoán các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nếu có dấu hiệu cảnh báo, khi mang thai được 18 tuần nên chọc ối để chẩn đoán dị tật và siêu âm hình thái học để chẩn đoán dị tật.
Nếu thai từ 21 đến 24 tuần: Siêu âm ở thời điểm này giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai thì phải thực hiện trước tuần thứ 28.
Bạn có thể không phòng ngừa được thai nhi bị hở hàm ếch. Do đó cần chẩn đoán sớm, phát hiện và lên lập kế hoạch điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để tránh những ảnh hưởng này, trẻ nên được phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch sớm:
Sửa môi (thực hiện khi trẻ từ 3-6 tháng tuổi): Bác sĩ sẽ tạo các vạt mô để tạo hình dạng, cấu trúc môi bình thường. Phẫu thuật sửa môi thường để lại vết sẹo nhỏ dưới mũi.
Phẫu thuật vòm miệng (thực hiện khi trẻ khoảng 10-12 tháng tuổi): Đóng và tái tạo vòm miệng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành chỉnh sửa và phục hồi các cơ vòm miệng.
Ngoài ra, sau khi trẻ lớn hơn có thể thực hiện một số phẫu thuật như phẫu thuật chỉnh hình xương, ghép xương ổ răng, phẫu thuật mũi,...
Cách phòng ngừa sứt môi hở hàm ếch cho thai nhi
Sứt môi và hở hàm ếch không thể ngăn ngừa được, nhưng đây là một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ:
Cân nhắc tư vấn di truyền nếu gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh.
Uống vitamin tổng hợp trước và trong khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh bao gồm sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn đang có kế hoạch sớm thụ thai, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh.
Không hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai vì những thói quen này có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Hy vọng với những thông tin trên giúp phụ huynh và các bạn hiểu được sứt môi hở hàm ếch có di truyền không. Dị tật khó có thể ngăn ngừa nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả trước và trong khi mang thai hoặc siêu âm phát hiện sớm để có kế hoạch điều trị cụ thể và tốt nhất cho trẻ.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.