Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Rối loạn khớp thái dương (Temporomandibular Joint Disorders) là tình trạng ảnh hưởng đến khớp hàm, các cơ và dây chằng xung quanh. Nó có thể do chấn thương, khớp cắn không đúng cách, viêm khớp hoặc hao mòn. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau hàm, đau đầu, đau tai và đau mặt.
Rối loạn khớp thái dương xảy ra khi các cơ và dây chằng xung quanh khớp hàm bị viêm hoặc kích thích. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc mãn tính và kết quả là cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
Một số triệu chứng của rối loạn khớp thái dương phổ biến nhất bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Rối loạn khớp thái dương có thể do chấn thương khớp hàm hoặc các mô xung quanh. Các nguyên nhân khác bao gồm:
Rối loạn khớp thái dương hàm không nguy hiểm nhưng gây khó chịu như đau nhức hàm, khó mở miệng và ảnh hưởng đến ăn uống. Tuyệt đối không được chủ quan nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy gặp bác sĩ ngay để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể cảm nhận sự thuyên giảm rõ rệt chỉ sau vài ngày điều trị. Đối với trường hợp nặng, quá trình điều trị có thể kéo dài đến vài năm, thậm chí suốt đời.
Một số trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị như khi bị tác động ngoại lực do nhai kẹo cao su, nhai vật cứng hoặc nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, nếu rối loạn khớp thái dương hàm do bệnh lý như viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm khuẩn khớp thì cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Để giảm đau và sưng tấy, bạn có thể dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen. Thuốc giãn cơ có thể giúp thư giãn cơ hàm căng thẳng, đặc biệt đối với người nghiến răng. Thuốc chống lo âu giúp giảm căng thẳng và liều thấp của thuốc chống trầm cảm có thể giảm hoặc kiểm soát cơn đau. Tốt nhất là không nên tự mua thuốc mà hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn.
Phẫu thuật chỉ nên được xem xét khi tất cả các phương pháp điều trị khác đã được thử và vẫn còn đau nặng. Mặc dù phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất cho nhiều người nhưng việc cân nhắc các lựa chọn và đưa ra quyết định sáng suốt là rất quan trọng.
Hỏi đáp (0 bình luận)