Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Naltrexone
Loại thuốc
Thuốc giải độc; thuốc đối kháng opiat.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lọ 380 mg naltrexone (chứa polylactid-co-glycolid) dạng vi cầu để pha hỗn dịch tiêm bắp, tác dụng kéo dài; kèm theo lọ dung môi để pha hỗn dịch, bơm tiêm, 2 kim tiêm có vỏ bọc an toàn.
Viên nén 25 mg, 50 mg, 100 mg (dạng muối hydroclorid).
Điều trị củng cố sau cai nghiện opiat thành công với mục đích ngăn ngừa tái nghiện.
Điều trị nghiện rượu cùng với liệu pháp tâm lý cũng với mục đích chống tái nghiện, dùng củng cố sau khi đã cai nghiện thành công.
Naltrexone là thuốc đối kháng đặc hiệu trên thụ thể opiat tương tự naloxon, nhưng tác dụng mạnh hơn naloxon 2 - 9 lần và thời gian tác dụng dài hơn, naltrexone mạnh hơn nalorphin 17 lần và bằng 1/10 lần cyclazocin.
Cơ chế: Chưa biết rõ cơ chế chính xác tác dụng đối kháng của naltrexone. Tuy nhiên cũng giống naloxone, naltrexone có lẽ đối kháng cạnh tranh trên các thụ thể m, k, và d của opiat ở thần kinh trung ương. Trong đó, naltrexone có ái lực mạnh nhất trên thụ thể m. Naltrexone cạnh tranh với thuốc opiat để gắn vào thụ thể, nhưng thuốc opiat cũng có thể đẩy naltrexon ra khỏi thụ thể.
Cơ chế điều trị nghiện rượu của naltrexone chưa rõ, tuy nhiên các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng rượu có thể kích thích giải phóng các chất chủ vận opiat nội sinh, có thể làm tăng một vài tác dụng bổ ích do uống rượu qua hoạt tính chủ vận tại các thụ thể opiat (ví dụ, thụ thể m). Các thuốc đối kháng opiat (naltrexone) ức chế tác dụng của opiat nội sinh vì vậy làm giảm sự hứng thú với rượu nên được dùng điều trị nghiện rượu.
Thuốc cũng có thể làm giảm tác dụng kích thích và làm tăng tác dụng an thần của rượu mà không làm thay đổi hiệu năng tâm thần vận động trên những cá thể dùng rượu với liều gây nhiễm độc. Naltrexone không gây phản ứng giống disulfram sau khi uống rượu.
Naltrexone hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa (96%). Nồng độ đỉnh huyết tương của naltrexon và 6-beta-naltrexol (chất chuyển hóa chủ yếu có hoạt tính của naltrexon) thường đạt được trong vòng 1 giờ sau khi uống 1 viên nén và 0,6 giờ sau khi uống dung dịch.
Nồng độ huyết tương 6-beta-naltrexol thường gấp 1,5 - 10 lần nồng độ huyết tương của naltrexone.
Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 21% - 28%. Naltrexone hydroclorid phân bố rộng khắp cơ thể, vào được dịch não tủy, nhưng các thông số phân bố thay đổi đáng kể giữa các cá thể trong 24 giờ đầu tiên sau khi uống một liều duy nhất. Thể tích phân phối naltrexone sau khi tiêm tĩnh mạch ước tính là 1350 lít.
Naltrexone và chất chuyển hóa chủ yếu 6-beta-naltrexol có phân bố vào sữa mẹ.
Chuyển hóa rất nhiều qua vòng tuần hoàn đầu tại gan. Thuốc chuyển hóa ở gan tạo chất chuyển hóa chính là 6-beta-naltrexol có hoạt tính như naltrexone nhưng yếu hơn nhiều và ở mức độ thấp hơn, thành 2-hydroxy-3-methoxy-6-beta-naltrexol.
Naltrexon dùng đường uống (không phải tiêm bắp) bị chuyển hóa mạnh qua vòng tuần hoàn đầu tại gan, nên nồng độ 6-beta-naltrexo sau khi tiêm bắp thấp hơn nhiều so với nồng độ chất chuyển hóa đạt được sau khi uống.
Cả thuốc gốc và các chất chuyển hóa đều được thải trừ chủ yếu qua thận (53% đến 79% liều dùng) trong vòng 48 giờ dưới dạng đã chuyển hóa, chỉ khoảng dưới 2% ở dạng chưa chuyển hóa, khoảng 5% thải trừ qua phân chủ yếu ở dạng 6-beta-naltrexol. Nửa đời thải trừ của naltrexone khoảng 4 giờ, của 6-beta-naltrexol khoảng 13 giờ không phụ thuộc vào liều.
Nồng độ naltrexone hydrochloride trong huyết tương cao gấp 5 đến 10 lần đã được báo cáo ở bệnh nhân xơ gan.
Với opiat: Naltrexone gây hội chứng cai thuốc nặng, vì vậy không dùng đồng thời naltrexone với opiat.
Với các thuốc chuyển hóa qua gan: Naltrexone chuyển hóa nhiều ở gan, nên các thuốc chuyển hóa qua gan có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ naltrexone trong huyết tương, vì vậy khi phối hợp cần thận trọng. Trên động vật và in vitro, naltrexone và 6-b-naltrexol ức chế chuyển hóa của anilin và aminopyrin ở microsom gan.
Với disulfram: Không nên dùng đồng thời trừ khi thật cần thiết vì có khả năng làm tăng độc tính với gan.
Với dẫn xuất phenothiazin (thioridazin): Khi dùng đồng thời có thể làm tăng buồn ngủ, có thể gặp ngủ gà, ngủ lịm.
Không dùng thuốc Naltrexone cho các trường hợp sau:
Người lớn
Điều trị củng cố sau cai thuốc opiat:
Liều khởi đầu: Uống 25 mg naltrexone hydroclorid, theo dõi người bệnh trong vòng 1 giờ. Nếu không có bất cứ triệu chứng nào của hội chứng cai thuốc xuất hiện, ngày hôm sau có thể bắt đầu cho liều thường dùng 50 mg/lần/ngày.
Một cách khác, uống 10 mg hoặc 12,5 mg naltrexone hydroclorid, sau đó mỗi ngày tăng thêm 10 mg hoặc 12,5 mg cho đến khi đạt liều thường dùng 50 mg/ngày. Cũng có thể dùng liều khởi đầu 5 mg, sau đó cứ mỗi giờ tăng thêm 10 mg cho đến khi đạt tổng liều thường dùng 50 mg/ngày.
Liều duy trì: Liều duy trì thường dùng của naltrexone hydroclorid 350 mg mỗi tuần, uống 50 mg mỗi ngày. Để người bệnh dễ chấp nhận có thể dùng liều cao hơn và kéo dài khoảng cách thời gian theo các chế độ dùng thuốc như sau:
Uống naltrexone hydroclorid liều 50 mg từ thứ hai đến thứ sáu và liều 100 mg vào thứ bảy. Uống cách nhật liều 100 mg hoặc uống cách hai ngày liều 150 mg;
Điều trị nghiện rượu cùng với liệu pháp tâm lý:
Có thể bắt đầu liệu pháp naltrexone hydroclorid để điều trị nghiện rượu sau khi xác định người bệnh không có thuốc opiat trong cơ thể.
Uống naltrexone hydroclorid 50 mg/ngày, trong 3 tháng. Nếu có tác dụng phụ về tiêu hoá, liều khởi đầu có thể là 25 mg/ngày rồi điều chỉnh dần. Thời gian điều trị tối ưu naltrexone chưa xác định được.
Tiêm bắp thuốc tiêm tác dụng kéo dài naltrexone 180 mg 4 tuần một lần hoặc mỗi tháng tiêm một lần. Không được vô ý tiêm vào mô mỡ.
Trẻ em
Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì chưa xác định được độ an toàn.
Đối tượng khác
Không cần điều chỉnh liều ở người bị suy gan ở mức độ từ nhẹ đến vừa hoặc suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin 50 - 80 ml/phút). Có thể bắt đầu điều trị bằng thành phẩm thuốc tiêm, không cần thiết phải bắt đầu bằng thuốc uống rồi sau đó mới chuyển sang thuốc tiêm.
Đối với thuốc uống: Để tránh tác dụng phụ về tiêu hoá, nên uống thuốc cùng với thức ăn, hoặc thuốc kháng acid dạ dày hoặc sau bữa ăn.
Ngất, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, lo âu, ngủ gà, dễ kích động, mệt mỏi, hồi hộp.
Giảm hoặc tăng khả năng hoạt động, ức chế tâm thần, hội chứng cai thuốc, ý định tự tử.
Buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng, tiêu chảy, đau bụng, co cứng cơ bụng.
Táo bón, tăng enzym gan, khô miệng.
Viêm đường hô hấp trên, viêm họng.
Phản ứng tại chỗ tiêm (bao gồm thâm tím, đám cứng, đau, ngứa, sưng, nhạy cảm đau), ban da.
Đau khớp, đau cơ, co cứng cơ, đau lưng, cứng lưng.
Xuất tinh chậm, bất lực.
Rét run, khát dữ dội.
Đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị hoặc ợ nóng, loét dạ dày, trĩ.
Chứng nằm ngồi không yên, lú lẫn, ảo giác, ác mộng, thích nói, mất định hướng, bồn chồn, mệt mỏi, ngáp, buồn ngủ, hơi chóng mặt, khó ở.
Run cơ, đau vai, đau chân, co giật cơ.
Da dầu, ngứa, trứng cá, rụng tóc.
Sung huyết mũi, ho, đau họng, tăng tiết nhày.
Viêm tắc tĩnh mạch, phù, tăng huyết áp, hồi hộp, nhịp nhanh.
Rối loạn thị giác, đau mắt, đau tai, nhạy cảm với ánh sáng, tăng hoặc giảm cân.
Chức năng gan bất thường, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm phổi bạch cầu ưa eosin.
Herpes miệng, lang ben, nổi hạch, tiêu cơ vân.
Chậm xuất tinh, rối loạn cương dương, rối loạn ham muốn tình dục.
Tránh dùng naltrexone cho người đang dùng opiat vì có thể gây hội chứng cai thuốc nặng và đột ngột.
Khi cần phải giảm đau, liều dùng thuốc loại opiat phải cao hơn thông thường nên dễ gây ức chế hô hấp và các tác dụng phụ khác.
Cần phải ngừng naltrexone ít nhất 48 giờ trước khi dùng thuốc giảm đau opiat.
Dùng thận trọng ở người bệnh suy gan, suy thận. Phải làm xét nghiệm trước và trong khi điều trị. Phải định kỳ theo dõi chức năng gan ở tất cả người bệnh để phát hiện thương tổn gan hoặc bệnh gan có thể phát triển sau khi dùng thuốc.
Vì thời gian tác dụng của naltrexone có thể ngắn hơn của một số opiat, nên phải giám sát chặt chẽ người bệnh, nếu cần có thể dùng naltrexone nhắc lại.
Do chưa có đầy đủ thông tin về việc dùng thuốc trên người mang thai nên thuốc chỉ dùng cho người mang thai khi thật cần thiết.
Việc sử dụng naltrexone ở bệnh nhân nghiện rượu có thai được điều trị lâu dài bằng opiat hoặc điều trị thay thế bằng opioid, hoặc ở bệnh nhân mang thai phụ thuộc opioid, gây ra nguy cơ hội chứng cai cấp tính có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Phải tạm ngừng sử dụng naltrexone nếu kê đơn thuốc giảm đau opiate.
Do không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không, vì vậy nên dùng thuốc thận trọng cho người đang nuôi con bú.
Naltrexone có thể ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất, do đó, nên tránh thực hiện các công việc tiềm ẩn nguy hiểm như lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Chưa có nhiều kinh nghiệm về quá liều và xử trí quá liều naltrexone. Không có bằng chứng về độc tính ở những người tình nguyện dùng 800 mg naltrexone hydrochloride mỗi ngày trong một tuần.
Tuy nhiên, các triệu chứng quá liều có thể bao gồm buồn nôn, đau dạ dày, buồn ngủ, chóng mặt hoặc phản ứng khi tiêm (chẳng hạn như đau dữ dội hoặc thay đổi da).
Xử lý khi quá liều
Vì vậy khi quá liều, ngay lập tức gây nôn, rửa dạ dày kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Đối với thuốc dạng uống: Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Đối với thuốc dạng tiêm: Gọi cho bác sĩ của bạn để được hướng dẫn nếu bạn bỏ lỡ cuộc hẹn để tiêm.
Tên thuốc: Naltrexone
1. Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015
2. EMC: https://www.medicines.org.uk/emc/product/3559/smpc
3. Drugs.com:
Ngày cập nhật: 29/7/2021