Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tên thuốc gốc (Hoạt chất)
Paricalcitol
Loại thuốc
Vitamin D tổng hợp
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 2 mcg/mL; 5 mcg/mL.
Viên nang: 1 mcg; 2 mcg; 4 mcg.
Paricalcitol dùng để phòng ngừa và điều trị cường cận giáp thứ phát liên quan đến suy thận mạn tính (CKD) giai đoạn 3 và 4 hoặc suy thận mạn tính giai đoạn 5 ở bệnh nhân có chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc.
Paricalcitol là một chất tổng hợp tương tự vitamin D2, có hoạt tính sinh học của calcitriol. Họa tính sinh học của thuốc được thực hiện qua trung gian thụ thể vitamin D (VDR) dẫn đến kích hoạt chọn lọc các con đường đáp ứng vitamin D.
Paricalcitol làm giảm nồng độ hormone tuyến cận giáp nguyên vẹn trong huyết thanh (iPTH) bằng cách ức chế tổng hợp và bài tiết PTH và làm tăng canxi huyết thanh và phospho huyết thanh ở cả bệnh nhân chạy thận nhân tạo và thẩm phân máu.
Hấp thu tốt sau khi uống; sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 72–86%. Bữa ăn giàu chất béo làm tăng thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương của paricalcitol khoảng 2 giờ nhưng không ảnh hưởng đến AUC hoặc Cmax.
Tỉ lệ liên kết protein huyết tương cao (≥ 99,8%). Ở những đối tượng khỏe mạnh, thể tích phân bố ở trạng thái ổn định là khoảng 23,8 L.
Thuốc được chuyển hóa rộng rãi (khoảng 98%) ở gan (bởi CYP24, CYP3A4) và ngoài gan (bởi uridine diphosphat-glucuronosyltransferase [UGT] 1A4).
Paricalcitol thải trừ chủ yếu qua phân (khoảng 63–70%) và nước tiểu (18–19%) dưới dạng chất chuyển hóa (chỉ có 2% thuốc thải trừ dưới dạng thuốc không đổi). Thời gian bán thải khoảng 4 -6 giờ.
Các sản phẩm chứa canxi, các hợp chất vitamin D khác hoặc thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng nguy cơ tăng calci huyết khi dùng đồng thời với paricalcitol.
Glycosid tim: paricalcitol có thể gây tăng canxi huyết do đó là tăng nguy cơ ngộ độc glycosid tim.
Các chất ức chế CYP3A mạnh (như: Clarithromycin, telithromycin, conivaptan, nước ép bưởi, kháng nấm azol, kháng virus) làm tăng nồng độ paricalcitol máu.
Cholestyramin, dầu khoáng: có thể cản trở sự hấp thu của paricalcitol khi dùng đường uống.
Không dùng Paricalcitol cho các trường hợp sau:
CKD đoạn 3 và 4
Đường uống
Liều ban đầu: 1 mcg x 1 lần/ngày hoặc 2 mcg x 3 lần/tuần nếu nồng độ hormon tuyến cận giáp (iPTH) ban đầu < 500 pg/mL và 2 mcg x 1 lần/ngày hoặc 4 mcg x 3 lần/ tuần nếu nồng độ iPTH ban đầu > 500 pg/mL.
Điều chỉnh liều trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tuần dựa trên sự thay đổi của iPTH theo khuyến cáo sau:
Mức thay đổi iPTH so với ban đầu |
Hướng điều chỉnh |
Mức độ điều chỉnh |
|
Liều 1 lần/ngày |
Liều 3 lần/tuần |
||
Tăng, không đổi, hoặc giảm < 30% |
Tăng liều |
1 mcg |
2 mcg |
Giảm 30 - 60% |
Duy trì liều lượng |
- |
- |
Giảm > 60% hoặc iPTH < 60 pg/mL |
Giảm liều |
1 mcg |
2 mcg |
Nếu bệnh nhân đang dùng liều 1 mcg x 1 lần/ngày và cần giảm liều, khuyến cáo liều giảm xuống 1 mcg 3 lần/tuần; nếu cần giảm thêm, giữ nguyên hàm lượng và điều chỉnh khoảng cách dùng thuốc.
CKD giai đoạn 5
Đường uống
Liều ban đầu được tính theo công thức: Liều ban đầu (mcg) = nồng độ iPTH ban đầu (pg/mL)/80, dùng 3 lẫn/tuần.
Để giảm thiểu nguy cơ tăng canxi huyết, chỉ bắt đầu điều trị khi nồng độ calci huyết thanh ban đầu đã điều chỉnh là ≤ 9,5 mg/dL.
Điều chỉnh liều dựa trên nồng độ iPTH, canxi và phospho huyết thanh theo công thức: Liều điều chỉnh (mcg) = nồng độ iPTH gần nhất (pg/mL)/80
Nếu nồng độ canxi trong huyết thanh tăng, giảm liều 2 - 4 mcg so với liều đã điều chỉnh.
Trong trường hợp việc theo dõi nồng độ iPTH, canxi hoặc phospho ít hơn 1 lần/tuần, có thể giảm liều ban đầu và liều điều chỉnh (tính theo công thức: Nồng độ iPTH/100).
Đường tiêm tĩnh mạch
Liều ban đầu: Tiêm bolus tĩnh mạch 0,04 - 0,1 mcg/kg (2,8 - 7 mcg) vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phâm phúc mạc.
Liều tối đa hằng ngày là 0,24 mcg/kg, không dùng thường xuyên mỗi ngày.
Điều chỉnh liều lượng trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần với mục tiêu giảm nồng độ iPTH xuống không quá 1,5 - 3 lần ULN.
Mức thay đổi iPTH so với ban đầu |
Điều chỉnh liều lượng |
Tăng, không thay đổi hoặc giảm < 30% |
Tăng 2 - 4 mcg |
Giảm 30 - 60% hoặc nồng độ iPTH gấp 1,5 - 3 lần ULN |
Duy trì liều lượng hiện tại |
Giảm < 60% |
Giảm liều theo đánh giá lâm sàng |
Nếu nồng độ canxi huyết thanh (mg/dL) x nồng độ photpho huyết thanh (mg/dL) (Ca x P) > 75, giảm hoặc ngừng liều ngay lập tức cho đến khi các thông số trở lại bình thường; bắt đầu lại thuốc với liều lượng thấp hơn.
Ở những bệnh nhân đang dùng chế phầm có phosphat phối hợp canxi, nên giảm liều của chế phẩm hoặc chuyển sang chế phầm có phosphat không chứa canxi.
CKD giai đoạn 3 hoặc 4
Đường uống
Trẻ em 10 - 16 tuổi: Liều ban đầu 1 mcg x 3 lần/tuần. Sau đó có thể tăng thêm 1 mcg x 3 lần/tuần (tăng từ 1 mcg x 3 lần/ tuần lên 2 mcg x 3 lần/tuần) trong thời gian 4 tuần dựa trên nồng độ iPTH, canxi và phospho huyết thanh.
Có thể giảm 1 mcg mỗi liều bất kỳ lúc nào trong khi điều trị. Nếu bệnh nhân yêu cầu giảm liều khi đang dùng liều 1 mcg x 3 lần/ngày, có thể ngừng điều trị và tiếp tục khi thích hợp.
Nếu xảy ra tăng calci huyết, giảm liều hoặc ngừng điều trị cho đến khi nồng độ trở lại bình thường.
CKD giai đoạn 5
Đường uống
Trẻ em 10 - 16 tuổi: Liều ban đầu (mcg) = nồng độ iPTH ban đầu (pg/mL)/120, làm tròn liều tính đến số nguyên gần nhất và dùng 3 lần mỗi tuần.
Sau đó có thể tăng thêm 1 mcg x 3 lần/tuần (tăng từ 1 mcg x 3 lần/ tuần lên 2 mcg x 3 lần/tuần) trong thời gian 4 tuần dựa trên nồng độ iPTH, canxi và phốt pho huyết thanh.
Có thể giảm 2 mcg mỗi liều bất kỳ lúc nào trong khi điều trị. Nếu bệnh nhân yêu cầu giảm liều khi đang dùng liều 1 mcg x 3 lần/ngày hoặc 2 mcg x 3 lần/ngày, có thể ngừng điều trị và tiếp tục khi thích hợp.
Đường tiêm tĩnh mạch
Trẻ em và thanh thiếu niên 5 - 19 tuổi: Liều ban đầu là 0,04 mcg/kg x 3 lần/tuần nếu nồng độ iPTH < 500 pg/mL hoặc 0,08 mcg/kg x 3 lần/tuần nếu nồng độ iPTH ≥ 500 pg/mL.
Điều chỉnh liều: 0,04 mcg/kg dựa trên nồng độ trong huyết thanh của iPTH, canxi và (Ca × P). Liều trung bình là 4,6 mcg (0,8 - 9,6 mcg).
Đường uống: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhiễm virus, phù, quá mẫn (ngứa, phát ban), viêm khớp, đau lưng, chóng mặt, nhức đầu, ngất, chóng mặt, đau lưng, ho, đau họng, mệt mỏi, viêm mũi họng, viêm xoang, hạ đường huyết, mất ngủ, viêm phúc mạc.
Tiêm tĩnh mạch: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, phù, đau khớp, ớn lạnh, xuất huyết tiêu hóa, cúm, viêm phổi, sốt rét, nhiễm trùng huyết, khô miệng, đánh trống ngực.
Đường uống: Khô miệng, mày đay, men gan bất thường, trào ngược dạ dày thực quản, giảm cảm giác thèm ăn, tăng calci huyết, hạ calci huyết, căng vú, mụn trứng cá.
Tiêm tĩnh mạch: Thiếu máu, rối loạn nhịp tim, cuồng nhĩ, ngừng tim, đau ngực, phù ngoại vi, cứng khớp, co giật cơ, đau cơ, suy tuyến cận giáp, viêm kết mạc, suy nhược, mệt mỏi, viêm họng, đau chỗ tiêm, Tăng calci huyết, tăng kali huyết, tăng phosphat máu…
Dị ứng (như phát ban, nổi mề đay, phù mạch bao gồm cả phù thanh quản), tăng calci huyết, tăng creatinin huyết.
Tăng canxi huyết: Dùng quá liều vitamin D dẫn đến tăng canxi huyết tiến triển. Nếu tăng canxi huyết có ý nghĩa về lâm sàng, giảm hoặc ngừng điều trị paricalcitol, ngừng thuốc bổ sung canxi, thực hiện chế độ ăn ít canxci và theo dõi chặt chẽ cân bằng nước, điện giải và điện tâm đồ (đặc biệt ở những người dùng glycosid tim).
Tăng canxi huyết cấp tính có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim và co giật, đồng thời làm tăng tác dụng độc hại của glycosid tim.
Tăng canxi huyết mạn tính làm tăng nguy cơ vôi hóa mô mềm, bao gồm cả vôi hóa mạch máu. Theo dõi thường xuyên dấu hiệu tăng canxi huyết và điều chỉnh liều paricalcitol khi dùng đồng thời với canxi liều cao hoặc thuốc lợi tiểu thiazid, chế độ ăn nhiều canxi và photphat.
Bệnh nhân cũng nên được thông báo về các triệu chứng của tăng canxi, bao gồm cảm thấy mệt mỏi, khó suy nghĩ rõ ràng, chán ăn, buồn nôn, nôn, táo bón, tăng khát, tăng đi tiểu và giảm cân.
Độc tính của glycoside tim: Tăng canxi huyết làm tăng nguy cơ nhiễm độc glycosid tim; thận trọng khi sử dụng đồng thời.
Theo dõi bệnh nhân: Ở những bệnh nhân dùng paricalcitol đường uống, theo dõi nồng độ canxi, phospho, và iPTH trong huyết thanh ít nhất 2 tuần một lần trong 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị hoặc sau khi điều chỉnh liều lượng, sau đó hàng tháng trong 3 tháng, sau đó 3 tháng một lần.
Ở bệnh nhân CKD giai đoạn 5 dùng paricalcitol IV, theo dõi nồng độ canxi và phospho trong huyết thanh thường xuyên (2 lần/tuần) khi bắt đầu điều trị hoặc sau khi chỉnh liều.
Khi đã thiết lập được 1 chế độ liều ổn định, theo dõi ít nhất hàng tháng. Theo dõi nồng độ iPTH trong huyết thanh hoặc huyết tương 3 tháng một lần hoặc thường xuyên hơn trong quá trình điều chỉnh liều lượng.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo: Các chất tương tự vitamin D (paricalcitol, calcitriol) có thể làm tăng Scr và do đó làm giảm eGFR ở bệnh nhân này.
Quá liều nhôm: Tránh sử dụng lâu dài đồng thời các chế phẩm chứa nhôm (ví dụ, thuốc kháng axit, chất kết dính phosphat); nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong máu và nhiễm độc nhôm với xương.
Phân loại thuốc trong thai kỳ: Loại C.
Dữ liệu hạn chế về việc sử dụng paricalcitol ở phụ nữ có thai. Chỉ nên sử dụng paricalcitol trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích cho người mẹ lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Paricalcitol phân bố vào sữa ở chuột. Tuy nhiên, không biết paricalcitol có phân bố vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến sản xuất sữa hoặc ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ hay không. Do đó, tránh cho con bú trong khi điều trị bằng paricalcitol.
Khi dùng paricalcitol bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt. Nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Quá liều và độc tính
Sử dụng quá nhiều paricalcitol đường uống có thể gây tăng calci huyết, tăng calci niệu, tăng phosphat huyết và ức chế quá mức PTH.
Cách xử lý khi quá liều
Nếu phát hiện quá liều sớm có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nếu thuốc đã đi qua dạ dày, sử dụng dầu khoáng có thể thúc đẩy quá trình đào thải qua phân. Đo nồng độ điện giải trong huyết thanh (đặc biệt là canxi), tốc độ bài tiết canxi qua nước tiểu, và đánh giá các bất thường về điện tâm đồ do tăng canxi huyết, đặc biệt ở bệnh nhân được điều trị bằng glycosid tim.
Ngừng bổ sung canxi và thiết lập chế độ ăn ít canxi cũng được chỉ định trong trường hợp vô tình dùng quá liều. Nếu nồng độ canxi huyết thanh kéo dài và tăng rõ rệt xảy ra, có nhiều lựa chọn điều trị thay thế bao gồm sử dụng các photphat và corticosteroid, các biện pháp để gây bài niệu tích cực.
Dạng viên nang: Khi quên 1 liều thuốc, uống thuốc ngay khi nhớ ra, nhưng bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng hai liều cùng một lúc.
Dạng tiêm IV: Thuốc được tiêm trong khi thực hiện chạy thận nhân tạo hặc thẩm phân phúc mạc bởi nhân viên y tế nên không có khả năng quên liều.
Tên thuốc: Paricalcitol
Dailymed:
Drugbank online:
Ngày cập nhật: 29/06/2021