Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Hệ thần kinh trung ương/
  4. Thuốc kháng viêm không steroid
Viên nén Mezafen 60mg Hataphar kháng viêm, giảm đau viêm khớp, đau thắt lưng (3 vỉ x 10 viên)
Viên nén Mezafen 60mg Hataphar kháng viêm, giảm đau viêm khớp, đau thắt lưng (3 vỉ x 10 viên)
Viên nén Mezafen 60mg Hataphar kháng viêm, giảm đau viêm khớp, đau thắt lưng (3 vỉ x 10 viên)
Viên nén Mezafen 60mg Hataphar kháng viêm, giảm đau viêm khớp, đau thắt lưng (3 vỉ x 10 viên)
Thương hiệu: Hà Tây

Viên nén Mezafen 60mg Hataphar kháng viêm, giảm đau viêm khớp, đau thắt lưng (3 vỉ x 10 viên)

000049210 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc kháng viêm không steroid

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Suy gan

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Nhà sản xuất

HÀ TÂY

Số đăng ký

VD-19878-13

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Mezafen 60mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, có thành phần chính là Loxoprofen natri.

Thuốc Mezafen 60mg được sử dụng để kháng viêm và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp mạn tính, viêm khớp xương, đau thắt lưng, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ - vai - cánh tay, sau phẫu thuật, chấn thương, nhổ răng; Hạ sốt, giảm đau trong viêm đường hô hấp trên cấp.

Thuốc Mezafen 60mg được bào chế dưới dạng viên nén. Hộp 3 vỉ x 10 viên.

Nước sản xuất

Việt Nam

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm đang tạm hết hàng, dược sỹ sẽ liên hệ tư vấn.

Mezafen 60mg là gì ?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Mezafen 60mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Loxoprofen

60mg

Công dụng của Mezafen 60mg

Chỉ định

Thuốc Mezafen 60mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Để kháng viêm và giảm đau trong: Viêm khớp dạng thấp mạn tính, viêm khớp xương, đau thắt lưng, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ - vai - cánh tay, sau phẫu thuật, chấn thương, nhổ răng. 
  • Hạ sốt, giảm đau trong viêm đường hô hấp trên cấp.

Dược lực học

Chưa có báo cáo.

Dược động học

Chưa có báo cáo.

Cách dùng Mezafen 60mg

Cách dùng

Dùng đường uống. Uống sau bữa ăn.

Liều dùng

Người lớn: 1 viên x 3 lần/ ngày, nếu dùng liều đơn: 2 viên x 1 lần/ ngày.

Hạ sốt giảm đau trong viêm đường hô hấp trên: 

Người lớn: 1 viên x 2 - 3 lần/ ngày. 

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Chưa có tài liệu báo cáo.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Mezafen 60mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR). 

Kích ứng dạ dày.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Mezafen 60mg chống chỉ định trong các trường hợp sau: 

  • Quá mẫn cảm với loxoprofen.

  • Hen do aspirin hoặc tiền sử có bị hen. 

  • Loét dạ dày.

  • Rối loạn huyết học nặng.

  • Suy gan nặng.

  • Suy thận nặng.

Thận trọng khi sử dụng

Phụ nữ có thai (nhất là giai đoạn cuối), cho con bú.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa có báo cáo.

Thời kỳ mang thai 

Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, cân nhắc lợi ích khi dùng thuốc.

Thời kỳ cho con bú

Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, cân nhắc lợi ích khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc chống đông nhóm coumarin, sulfamide hạ đường huyết.

Bảo quản

Nơi khô, ở nhiệt độ dưới 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

    Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

  • Dược động học là gì?

    Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

    Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

    Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

  • Các dạng bào chế của thuốc?

    Có các dạng bào chế thuốc như
    Theo thể chất:

    • Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên).
    • Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel).
    • Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro).

    Theo đường dùng:

    • Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch).
    • Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền).
    • Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng).
    • Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)