Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm Cột Sống Dính Khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị và Phòng Ngừa

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm cột sống dính khớp là căn bệnh điển hình của nhóm bệnh lý viêm khớp – cột sống, đặc trưng bởi viêm cột sống, các khớp lớn ngoại vi và ngón chân; cứng lưng, gù lưng và đau lưng về đêm. Chẩn đoán dựa vào hình ảnh X-Quang có viêm khớp cùng chậu. Điều trị bằng NSAID và/hoặc các chất ức chế TNF hay kháng interleukin-17, bên cạnh đó, các biện pháp vật lý trị liệu cũng có hữu ích trong việc duy trì hoạt động của khớp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm cột sống dính khớp là gì? 

Viêm cột sống dính khớp (ankylosing Spondylitis; rheumatoid spondylitis) là hiện tượng viêm xảy ra ngay ở mối nối các đốt cột sống lưng hay giữa cột sống với xương chậu. Đôi khi cũng xảy ra ở khớp cổ, khớp cổ tay, cổ chân.

Có các loại viêm cột sống dính khớp sau:

Thể cột sống đơn thuần (thể trục): tổn thương chủ yếu ở cột sống và có tổn thương khớp cùng chậu điển hình trên hình ảnh X-Quang.

Viêm cột sống dính khớp không có tổn thường trên X-Quang: xét nghiệm lâm sàng cho kết quả tương tự với thể cột sống đơn thuần (thể trục) nhưng không tổn thương khớp cùng chậu điển hình trên hình ảnh X-Quang.

  • Viêm cột sống dính khớp thể ngoại biên: có tổn thương chủ yếu ở khớp ngoại vi.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cột sống dính khớp

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm cột sống dính khớp là đau lưng, và cũng có thể bắt đầu ở khớp ngoại vi đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ. Một số ít các trường hợp có thể bị iridocyclitis cấp (viêm mống mắt và thể mi cấp). Ngoài ra, có các dấu hiệu xuất hiện sớm như sốt nhẹ, sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, thiếu máu và giảm độ giãn lồng ngực do tổn thương cột sống lan tỏa.

Triệu chứng đau lưng thường xuất hiện về đêm và có cường độ thay đổi, tái đi tái lại nhiều lần. Cứng khớp xảy ra vào buổi sáng, thường giảm khi vận động và co cứng khối cơ cạnh cột sống. Tư thế gù và gập người về phía trước sẽ giảm được các cơn đau và giảm các cơn co cứng cơ, do đó những bệnh nhân không được điều trị thường bị gù.

Bệnh nhân có thể bị viêm khớp háng nặng. Ở giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân thường gì nặng và mất đường cong cột sống thắt lưng, ảnh hưởng tới chức năng phổi và không thể nằm thẳng được. Nhiều trường hợp có biến dạng khớp ngoại vi, ngón chân hình khúc dồi, viêm gân bánh chè hay viêm gân achilles.

Các triệu chứng hệ thống của viêm cột sống dính khớp xảy ra ở khoảng 1/3 số bệnh nhân. Thường gặp là viêm màng bồ đào tái phát nhiều lần và cho đáp ứng với điều trị tại chỗ, nhưng cũng có trường khớp kháng trị và suy giảm thị lực. Ngoài ra, còn có bệnh thần kinh quay do chèn ép hoặc đau thần kinh tọa, gãy xương cột sống, thoái hóa đốt sống và hội chứng dùm đuôi ngựa (cauda equina).

Các dấu hiệu và triệu chứng trên thần kinh bao gồm hở van động mạch chủ, đau thắt ngực, viêm động mạch, viêm màng ngoài tim, bất thường dẫn truyền tim.

Tác động của viêm cột sống dính khớp đối với sức khỏe

Viêm cột sống dính khớp đặc trưng bởi đợt viêm nhẹ hay trung bình xen kẽ. Ở hầu hết các bệnh nhân sẽ cho đáp ứng tốt với điều trị, thường sẽ không để lại di chứng hoặc tàn tật mức độ rất nhẹ, vẫn có thể có một cuộc sống bình thường dù đôi khi sẽ bị cứng cột sống. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, có thể ảnh hưởng tới các chứng năng khớp.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm cột sống dính khớp

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm cột sống dính khớp có thể tiến triển thành viêm, dính các khớp cột sống, khớp ngoại biên, gây gù và vẹo cột sống, mất chức năng và tàn phế.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm cột sống dính khớp

Hiện vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng, nhưng có nhiều bằng chứng có thấy, viêm cột sống dính khớp có liên quan tới yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra HLA-B27 là một chất chỉ điểm di truyền, quy định kháng nguyên bạch cầu có liên quan đến viêm cột sống dính khớp (nhưng cũng có người có HLA-B27 lại không mắc bị bệnh này).

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm cột sống dính khớp?

Nam giới có nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp cao hơn nữ giới gấp 2 – 3 lần.

Gia đình có người bị viêm cột sống dính khớp.

Người trẻ tuổi có xu hướng mắc cao hơn người cao tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm cột sống dính khớp

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm cột sống dính khớp, bao gồm:

Có gene HLA-B27.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm cột sống dính khớp

Chụp X-Quang cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu.

Xét nghiệm máu (tốc độ lắng hồng cầu, CRP, HLA-B27, công thức máu) hoặc theo tiêu chuẩn lâm sàng quốc tế (tiêu chuẩn theo ASAS - Assessment of SpondyloArthritis international Society)

Một vài trường hợp cần chụp MRI khung chậu.

Bệnh nhân thường cần xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu, CRP, HLA-B27 và công thức máu, chỉ làm Rheumatoid – RF và kháng thể kháng nhân nếu có viêm khớp ngoại vi nhưng nghi ngờ chẩn đoán khác. Allele HLA-B27 có ở 99% bệnh nhân da trắng bị viêm cột sống dính khớp nhưng chỉ có trong 10% dân số nói chung tùy vào chủng tộc. Không có xét nghiệm nào là xét nghiệm chẩn đoán nhưng dựa vào kết quả có thể nghi ngờ hoặc loại trừ. Nếu sau các xét nghiệm này, kết quả cho ra vẫn còn nghi ngờ, cần chụp X-Quang hay MRI cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu, dấu hiệu viêm trên khớp cùng chậu có giá trị lớn để chẩn đoán.

Một số bệnh nhận không thấy viêm khớp cùng chậu trên hình ảnh X-Quang, tiến hành chụp MRI khung chậu, thường sẽ thấy viêm xương hoặc bào mòn sớm.

Các tiêu chí đánh giá viêm cột sống dính khớp của hiệp hội ASAS thường hay được sử dụng, khá hữu ích trong giai đoạn sớm của bệnh, đặc biệt là người không có viêm cột sống thể hiện trên chẩn đoán hình ảnh. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho bệnh nhân bị đau lưng từ 3 tháng và tuổi khởi phát < 45 tuổi.

Có thể chẩn đoán bằng hình ảnh theo ASAS hoặc theo các tiêu chí lâm sàng. Theo ASAS, bệnh nhân phải có hình chụp X-Quang hay MRI viêm khớp cùng chậu và có ít nhất 1 đặc điểm viêm cột sống. Theo tiêu chí lầm sáng, bệnh nhân phải có HLA-B27 cùng với ít nhất 2 đặc điểm viêm cột sống. Các đặc điểm viêm cột sống bao gồm:

Ngón tay- ngón chân hình khúc dồi;

Viêm gân achilles;

Gia đình có tiền sử viêm cột sống;

Tiền sử đau lưng dạng viêm;

Viêm khớp;

Bệnh vẩy nến;

Viêm đại tràng;

Có HLA-B27;

CRP mức cao;

Cho đáp ứng với NSAID.

Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp hiệu quả

NSAID;

Methotrexate, sulfasalazine, chất kháng TNF-alpha, thuốc kháng interleukin-17 (IL-17);

Vật lý trị liệu.

NSAID được dùng để giảm đau, giảm viêm và co cơ, nâng tầm vận động, tạo điều kiện để tập vật lý trị liệu, ngăn ngừa sự co cứng. Lựa chọn NSAID dựa trên sự dung nạp và tác dụng phụ của thuốc. Liều dùng hàng ngày là liều thấp nhất có hiệu quả, nhưng có thể tăng liều nếu bệnh đang tiến triển. Việc ngừng thuốc nên diễn ra từ từ, sai khi khống chế được các dấu hiệu lâm sàng vài tháng.

Sulfasalazine làm giảm các triệu chứng ngoại vi và triệu chứng trên cột sống ở một số bệnh nhân. Liều bắt đầu là 500 mg/ngày, tăng 500 mg/ngày trong 1 tuần đến liều duy trì là 1 – 1,5 g x 2 lần/ngày. Thuốc làm giảm bạch cầu cấp, nên cần làm xét nghiệm máu khi bắt đầu điều trị hay khi tăng liều. Ngoài ra cũng có thể dùng methotrexate để giảm đau ở khớp ngoại vi nhưng dường như không có hiệu quả với triệu chứng trên cột sống.

Các chất kháng TNF-alpha (infliximab, etanercept, certolizumab, adalimumab, golimumab) cho hiệu quả với viêm cột sống.

Chất đối kháng IL-17, secukinumab, có hiệu quả giảm viêm và các triệu chứng trên khớp. Tiêm dưới da secukinumab 150 mg vào tuần 0, 1, 2, 3, 4 và sau mỗi 4 tuần. Tác dụng phụ bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, mày đay, tiêu chảy, nhiễm nấm Candida và herpes zoster. Bên cạnh đó, có thể dùng ixekizumab, cũng là một chất ức chế IL-17, tiêm với liều 80 mg/mL cho người lớn mỗi 4 tuần 1 lần sau liều nạp 160 mg ở tuần đầu tiên, sau đó tiêm liều 80 mg ở tuần 2, 4, 6, 8, 10, 12. Ixekizumab có thể dùng đơn trị hay kết hợp với NSAID hoặc DMARDs.

Vật lý trị liệu là việc quan trọng để tăng cường nguy cơ biến dạng cơ.

Corticosteroid đường toàn thân và các thuốc chống thấp khớp (DMARDs) chưa cho lợi ích rõ ràng ở bệnh này.

Corticosteroid tiêm nội khớp có thể dùng khi có 1 hay 2 khớp ngoại vi bị viêm nặng.

Nếu bệnh nhân bị viêm màng bồ đào cấp, điều trị bằng corticosteroid tại chỗ và thuốc giãn đồng tử.

Nếu viêm khớp háng quá nặng, việc tay toàn bộ khớp có thể giảm đau và nâng tầm vận động.

>>> Có thể bạn chưa biết: Thuốc tiêm Depo Medrol 40mg Pfizer chống viêm, ức chế miễn dịch (1 lọ x 1ml), điều bổ trợ duy trì cho bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm cột sống dính khớp

Chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như giãn cơ, co cơ; thể dục nhịp điệu.

  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Duy trì tư thế thẳng khi đi, đứng, ngồi hay nằm.

  • Có thể chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp hay massage để giảm đau và giảm co cứng.

  • Châm cứu.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ngừng hút thuốc lá.

  • Bổ sung calci và vitamin D3 do nguy cơ mất khoáng xương cao.

Phương pháp phòng ngừa viêm cột sống dính khớp

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng;

  • Thường xuyên tập thể dục, yoga, đạp xe, bơi lội, đi bộ;

  • Không uống rượu, bia;

  • Không hút thuốc lá.

Nguồn tham khảo
  1. MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/vi/
  2. Bệnh viện Bạch Mai: http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/2179-benh-viem-cot-song-dinh-khop-2179.html

Các bệnh liên quan

  1. Viêm gân bánh chè

  2. Thoát vị đĩa đệm

  3. Viêm khớp háng ở trẻ em

  4. Viêm khớp tự miễn

  5. Co rút Dupuytren

  6. Đau khớp

  7. Viêm cân gan chân

  8. Hẹp khe khớp háng

  9. Bệnh khớp do thần kinh

  10. Viêm khớp gối