Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hạ cam mềm là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hạ cam mềm là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Giống như herpes sinh dục và giang mai, khi mắc phải bệnh hạ cam mềm, bạn cũng có thể tăng nguy cơ lây nhiễm từ 5 tới 9 lần. Thời gian ủ bệnh của bệnh hạ cam mềm tương đối ngắn và diễn tiến cấp tính. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả không mong muốn. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh hạ cam mềm và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Hạ cam mềm là gì? 

Hạ cam mềm là một bệnh truyền nhiễm phổ biến lây qua đường tình dục được gây ra bởi Haemophilus ducreyi – Trực khuẩn Gram âm. Chúng tấn công vào mô da và niêm mạc tạo thành vết loét ở ngoài cơ quan sinh dục.

Vết loét có thể bị chảy máu hoặc tiết dịch gây truyền nhiễm khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng. Ngoài ra, bệnh cũng có thể được lây lan trực tiếp khi tiếp xúc với da của người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hạ cam mềm

Những triệu chứng thường xuất hiện khi người bị mắc bệnh hạ cam mềm từ 4 tới 7 ngày sau khi nhiễm bệnh. Tùy vào từng người, những triệu chứng này có thể khác nhau.

Triệu chứng bệnh ở nam giới:

  • Xuất hiện vết sưng nhỏ, màu đỏ trên bộ phận sinh dục. Vết sưng này có thể thay đổi thành một vết loét hở trong một vài ngày hoặc có thể lâu hơn.

  • Vết loét có thể được hình thành tại bất cứ khu vực nào của bộ phận sinh dục, bao gồm dương vật và bìu. Những vết loét này thường xuyên gây đau đớn cho người bệnh.

Triệu chứng bệnh ở nữ giới:

  • Xuất hiện những vết sưng đỏ trên môi âm đạo, ở giữa âm đạo và hậu môn, đôi khi ở trên đùi.

  • Sau khi những vết loét này bị vỡ ra, phụ nữ sẽ cảm thấy nóng rat hoặc đau đớn khi đi vệ sinh.

Đặc điểm của vết loét xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới là:

  • Những vết loét có kích thước khác nhau, thường từ 1-2cm. Đôi khi sẽ xuất hiện một vài vết loét có kích thước lớn hơn.

  • Các vết loét có thể bị chảy máu khi chạm vào.

  • Ở giữa những vết loét thường có màu xám đến xám vàng, xung quanh bờ vết loét thường nham nhở.

Một số triệu chứng khác của bệnh:

  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc đi vệ sinh;

  • Xuất hiện hạch sưng ở bẹn;

  • Hạch bạch huyết sưng to, có thể xuyên qua da và dẫn tới áp xe lớn.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh hạ cam mềm

Bệnh thường có tiên lượng tốt nếu được điều trị kịp thời, một vài người có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu để vết loét lan sâu và rộng sẽ gây ra một số hậu quả sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. 

Ngoài ra, bạn nên tới gặp bác sĩ khi bạn quan hệ tình dục với người có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc những người mắc bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV,...

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến hạ cam mềm

Nguyên nhân gây ra bệnh hạ cam mềm là do nhiễm vi khuẩn Haemophilus ducreyi. Đây là một trực khuẩn Gram âm, thuộc họ Pasteurellaceae. Vi khuẩn này tấn công vào mô da và niêm mạc tạo thành vết loét ở ngoài cơ quan sinh dục.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) hạ cam mềm?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng đều co khả năng bị bệnh hạ cam mềm. Tuy nhiên, nam giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới, tỷ lệ 3:1.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) hạ cam mềm

Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ cam mềm: 

  • Lối sống tình dục không lành mạnh;

  • Gái mại dâm;

  • Sử dụng chất kích thích như ma túy hoặc rượu.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hạ cam mềm

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị hạ cam mềm. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng. 

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác xem bạn có bị hạ cam mềm không bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Nhuộm soi: Lấy mẫu bệnh phẩm đem đi nhuộm và soi trực tiếp để tìm kiếm vi khuẩn hạ cam mềm.

  • Cấy và phân lập vi khuẩn: Mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trong môi trường thạch giàu dinh dưỡng có hemoglobin và huyết thanh để phân lập ra vi khuẩn gây bệnh.

  • Sử dụng kỹ thuật PCR (M-PCR): Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị hạ cam mềm hiệu quả

Do thời gian ủ bệnh của bệnh tương đối ngắn và diễn tiến cấp tính. Điều trị cần bắt đầu ngay lập tức, mà không phải chờ kết quả xét nghiệm. Một số phương pháp điều trị là:

Điều trị bằng thuốc kháng sinh:

Kháng sinh được bác sĩ chỉ định để tiêu diệt vi khuẩn cũng như giúp giảm nguy cơ để lại sẹo khi lành vết loét. Những loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị hạ cam mềm là:

  • Azithromycin: 1 gam uống ở liều duy nhất.

  • Ceftriaxone: 250mg tiêm bắp ở liều duy nhất.

  • Ciprofoxacin: 500 mg uống 2 lần/ngày trong 3 ngày.

  • Erythromycin: 500 mg uống 4 lần/ngày trong 7 ngày.

Kháng sinh phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ, kể cả khi bạn nhận thấy rằng vết loét của bạn đang được cải thiện.

Điều trị bằng phẫu thuật:

Nếu áp xe lớn và gây đau đớn trong các hạch bạch huyết của bạn, bác sĩ có thể dẫn lưu áp xe bằng kim thông qua phẫu thuật. Điều này sẽ giúp giảm sưng và đau khi vết loét lành lại nhưng có thể gây ra một số sẹo nhỏ ở chỗ bị tổn thương.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hạ cam mềm

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Chưa có dữ liệu.

Phương pháp phòng ngừa hạ cam mềm hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Có lối sinh tình dục an toàn, không nên quan hệ với quá nhiều người hoặc có thể dùng bao cao su khi quan hệ.

  • Tránh sử dụng những hành vi tình dục gây nguy cơ mắc bệnh cao.

  • Hãy báo cho bạn tình của bạn về tình trạng bệnh để họ đi khám và điều trị.

  • Nếu bạn quan hệ với tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh cao, hãy tới gặp bác sĩ ngay.

Nguồn tham khảo
  1. Chancroid: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán (healthline.com).

  2. Chancroid: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị (medicalnewstoday.com).

Các bệnh liên quan

  1. Viêm màng não mô cầu

  2. Sán dây

  3. Nhiễm Clostridium botulinum

  4. Áp xe

  5. Viêm ruột do Giardia

  6. Giun sán

  7. Viêm gan E

  8. Ký sinh trùng

  9. Giun tim

  10. Cúm H1N1