Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Máy rửa mặt là phương thức làm đẹp được ưa chuộng và rất phổ biến trên thế giới. Foreo là hãng máy rửa mặt nổi tiếng được nhiều các chị em tin tưởng sử dụng. Chính vì độ phổ biến mà xoay quanh dòng máy này có rất nhiều các thắc mắc, một trong số đó được đề cập tới nhiều nhất chính là máy rửa mặt Foreo bị phồng.
Tại sao máy rửa mặt Foreo bị phồng? Máy rửa mặt Foreo bị phồng có sử dụng tiếp được không? Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc khi sử dụng máy rửa mặt Foreo để bạn có thể an tâm sử dụng.
Với thiết kế mặt lông hoặc gai khác nhau đa dạng tùy loại, máy rửa mặt sẽ giúp làm sạch làn da hiệu quả hơn so với khi chỉ rửa mặt bằng tay. Sản phẩm với thiết kế đặc trưng sẽ giúp rửa sạch bụi bẩn, bã nhờn, làn da được làm sạch sâu từ đó tránh tình trạng nổi mụn, bảo vệ làn da khỏi mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn nhọt,... Chống lại tình trạng lão hóa da.
Tính tới thời điểm 2020, hãng Foreo đã cho ra mắt tất cả 15 phiên bản máy rửa mặt Foreo. Từ phiên bản thấp nhất là máy rửa mặt Foreo Luna Play chỉ có thể sử dụng được khoảng 100 lần cho tới các phiên bản cao cấp hơn như Foreo Luna, Luna 2, Luna mini 2, Foreo Luna 3… Phiên bản cao cấp nhất và đắt tiền nhất đó là Foreo Luna Luxe.
Câu trả lời là hoàn toàn có. Máy rửa mặt đôi khi có công suất mạnh sẽ khiến cho làn da bị tổn thương, hãy sử dụng máy rửa mặt kèm các loại sữa rửa mặt giúp giảm ma sát và làm sạch da tốt hơn. Máy rửa mặt chạy êm ái trên làn da bạn sẽ tránh hình thành các nếp nhăn, chống chảy xệ và giúp thời gian sử dụng máy được lâu hơn.
Máy rửa mặt Foreo bị phồng là tình trạng khá hiếm gặp, máy bị phồng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tuy nhiên, nguyên nhân thường gặp nhất có thể là do pin đã bị chai và phồng. Lúc này bạn không nên tiếp tục sử dụng vì công dụng của máy sẽ không còn được tốt.
Tùy từng loại da sẽ có tần suất sử dụng máy rửa mặt hợp lý khác nhau bởi trên làn da có lớp bảo vệ tự nhiên, rửa mặt bằng máy với cấp độ rung mạnh và thường xuyên sẽ phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ này làm cho da yếu đi. Đối với da dầu và da hỗn hợp có thể rửa mặt bằng máy rửa mặt 2 lần/ ngày. Với làn da khô chỉ nên rửa 1 lần vào buổi tối và 3 lần/ tuần đối với làn da nhạy cảm.
Tuyệt đối không sử dụng chung máy rửa mặt bởi da mỗi người có những vấn đề khác nhau, sử dụng chung máy rửa mặt sẽ vô tình làm lây lan luôn cả những vấn đề trên da mình với người khác và đồng thời ngược lại, mang đến nhiều vấn đề hơn cho làn da bạn.
Thời kỳ làn da lên nhiều mụn là lúc làn da cần làm sạch sâu hơn, lúc này bạn vẫn nên sử dụng máy rửa mặt, không nên ngưng sử dụng máy rửa mặt vì bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết sẽ không được làm sạch, tình trạng mụn sẽ trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, chú ý khi dùng máy rửa mặt phải thật nhẹ nhàng, tránh để các nốt mụn bị vỡ và sử dụng máy rửa mặt ít đi, không phải ngừng lại hoàn toàn.
Sử dụng máy rửa mặt thời gian dài bạn lo lắng máy sẽ bị thấm nước? Đừng lo nhé vì máy rửa mặt Foreo được thiết kế chống nước 100% bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng và vệ sinh máy. Đằng sau máy có cổng sạc pin nhưng đã được hãng tính toán và thiết kế đặc biệt kỹ lưỡng, đảm bảo nước không thể ngấm vào cổng sạc.
Câu trả lời là hoàn toàn không. Tất cả các dòng máy Foreo khi sử dụng đều không cần sử dụng app, chỉ cần nhấn nút nguồn mà máy hoạt động tự động theo các quy trình đã được lập trình sẵn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả làm sạch, bạn hãy dùng kèm theo app để app phân tích da và lập trình chế độ làm sạch phù hợp với làn da bạn.
Trên đây là lời giải đáp cho 10 câu hỏi thường gặp khi sử dụng máy Foreo nhà thuốc Long Châu tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình sử dụng máy, giúp bạn đạt hiệu quả làm sạch da.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.