Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giá đỗ là nguyên liệu được dùng nhiều trong các món ăn của mâm cơm Việt. Trước những thông tin sản xuất, kinh doanh giá đỗ kém vệ sinh hiện nay, nhiều gia đình đã chuyển sang tự làm giá đỗ để ăn hàng ngày. Hãy tham khảo ngay 3 cách làm giá đỗ dưới đây để mâm cơm thêm ngon miệng, an toàn và tốt cho sức khỏe.
Giá đỗ được lấy từ phần mầm đậu xanh, có chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt có hương vị giòn ngọt tự nhiên nên được nhiều người yêu thích. Cách làm giá đỗ không hề khó, bạn chỉ cần những nguyên liệu đơn giản cùng với những hướng dẫn trong bài viết sau để có mẻ giá đỗ thanh mát ngay tại nhà.
Từ xưa đến nay, giá đỗ đã được dùng trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt Nam. Đặc tính của giá đỗ là vị thanh mát nhẹ, giòn ngọt và rất thơm mùi đậu. Giá trị dinh dưỡng có trong giá đỗ đa dạng, tốt cho sức khỏe với các chất như:
Carbohydrate: Mỗi người trưởng thành hàng ngày cần khoảng 2000 calo để vận động, thực hiện các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Trong 225 - 325g giá đỗ tươi có khả năng cung cấp từ 4 - 5.7% tổng năng lượng hàng ngày mà cơ thể cần. Ngoài cung cấp năng lượng, giá đỗ còn rất thích hợp cho người ăn kiêng khi có lượng calo tương đối thấp.
Đạm: Lượng đạm có trong giá đỗ vô cùng dồi dào, là một trong những nguồn đạm thực vật chất lượng cao, tốt cho sức khỏe tim mạch. Mỗi 100g giá đỗ có thể chứa đến 5.3g đạm cùng nhiều loại axit amin khác, bổ sung dồi dào nguyên tố vi lượng cho cơ thể.
Các loại vitamin: Cách làm giá đỗ là ươm mầm đậu xanh trong điều kiện thiếu sáng, tạo ra những cây giá đỗ mọng nước, trắng mịn và giòn ngọt tự nhiên. Hàm lượng các loại vitamin có trong giá đỗ khá cao, đa dạng như vitamin B, B6, thiamin, niacin, riboflavin,... Đặc biệt, lượng vitamin C có trong 100g giá đỗ lên đến 19.8g, tương ứng với 22% nhu cầu vitamin C trong ngày của người trưởng thành.
Khoáng chất: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, giá đỗ là thực phẩm chứa rất nhiều khoáng chất, trong đó dồi dào nhất là đồng. Mỗi chén giá đỗ nấu chín có khoảng 0.32g đồng, đáp ứng đến 35% nhu cầu khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, lượng sắt có trong giá đỗ cũng cao không kém, đáp ứng 13% nhu cầu sắt ở nữ giới.
Trước khi tìm hiểu cách làm giá đỗ tại nhà, bạn cần hiểu hơn về những lợi ích mà loại thực phẩm này đem lại. Khi ăn giá đỗ thường xuyên giúp:
Hạn chế căng thẳng: Tình trạng thiếu hụt vitamin C có thể gây nên chứng rối loạn, âu lo quá mức, đặc biệt thường xảy ra ở nữ giới trong các giai đoạn cụ thể. Ăn nhiều giá đỗ sẽ tăng cường bổ sung vitamin, làm đẹp da, tóc, giảm nguy cơ căng thẳng, lo lắng.
Tăng cường sức khỏe đôi mắt: Một thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của giá đỗ đối với việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt đã cho thấy, chế độ ăn uống giàu axit folic, vitamin B6, B12 giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Những loại khoáng, vitamin này lại rất dồi dào trong giá đỗ, hỗ trợ sức khỏe đôi mắt sáng đẹp, ngăn ngừa lão hóa và một số bệnh lý về mắt khác.
Hỗ trợ miễn dịch: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết, sức đề kháng được tăng lên và giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Các loại mầm đậu và giá đỗ từ trước đến nay luôn nổi tiếng có hiệu quả vượt trội với sức khỏe tim mạch. Khi bổ sung thường xuyên giá đỗ trong bữa ăn hàng ngày, nguy cơ mắc các bệnh lý về động mạch vành hoặc tim mạch sẽ được giảm xuống đáng kể.
Nguyên, vật liệu cần có:
Cách làm giá đỗ:
Với cách làm giá đỗ này, bạn có thể làm với số lượng nhiều, làm cho người thân hoặc dùng trong những bữa tiệc đông người đều được. Cách làm rất đơn giản như sau:
Nguyên, vật liệu cần có:
Cách làm:
Nguyên, vật liệu cần có:
Cách làm:
Cách làm giá đỗ từ những nguyên liệu đơn giản rất dễ làm phải không nào. Nếu nhà bạn thường xuyên ăn giá đỗ nhưng lại sợ mua giá đỗ bên ngoài không đảm bảo thì hãy thử ngay các cách trên nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.