Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bóng bàn là môn thể thao yêu thích của nhiều người. Tham gia chơi bóng bàn sẽ giúp bạn rèn luyện sức khỏe nhưng cũng có thể khiến bạn bị chấn thương. Sau đây là 5 chấn thương phổ biến khi chơi bóng bàn mà bạn nên biết.
Bóng bàn được xem là môn thể thao ít vận động hơn nhiều so với các môn khác. Tuy nhiên không vì vậy mà bóng bàn là môn an toàn tuyệt đối. Bạn vẫn có thể bị chấn thương trong lúc luyện tập. Hãy cùng tìm hiểu 5 loại chấn thương khi chơi bóng bàn và cách phòng tránh qua bài viết sau:
Căng cơ bắp chân là một trong những chấn thương hay gặp phải khi bạn chơi bóng bàn. Khi di chuyển liên tục và nhanh chóng để bắt bóng, bạn có thể bị căng tức ở bắp chân và khó mà cử động tiếp. Càng vận động nhiều thì bạn càng có khả năng bị căng cơ bắp chân.
Khi bị căng bắp chân, hãy dừng lại và nghỉ ngơi để cơ bắp được phục hồi. Đừng cố vận động thêm nếu không bạn có thể bị rách cơ và cảm thấy đau đớn hơn rất nhiều. Nếu cơ bắp của bạn được nghỉ ngơi và thư giãn đủ trước khi chơi, nguy cơ chấn thương sẽ ít hơn. Trong những trường hợp tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, thực hiện vật lý trị liệu để giúp cơ lành lại.
Một trong những chấn thương khi chơi bóng bàn rất phổ biến đó là chấn thương khớp vai. Đặc biệt là phần vai phía tay cầm vợt, vì bạn phải liên tục cử động và di chuyển vai với tốc độ nhanh. Các chấn thương vai thường gặp bao gồm trật khớp vai, đau cơ, rách gân và dây chằng.
Để tránh chấn thương vùng vai, bạn không nên vận động quá sức so với khả năng của mình. Hãy giữ đúng tư thế trong suốt quá trình chơi bóng bàn. Nếu bị chấn thương, bạn nên nghỉ ngơi, chườm lạnh. Nếu cơn đau kéo dài, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Khi chơi bóng bàn, khuỷu tay là khớp di động nhiều nhất. Do khớp này liên tục tiếp xúc với nhiều chuyển động và phải cử động lặp đi lặp lại nên bạn rất dễ bị chấn thương. Các chấn thương khi chơi bóng bàn ở khuỷu tay bao gồm trật khớp khuỷu tay, gãy xương khuỷu tay, căng cơ và bong gân. Mức độ chấn thương từ nhẹ đến nặng tùy tình huống và nó đều sẽ ảnh hưởng đến việc luyện tập của bạn.
Điều quan trọng khi chơi bóng bàn là bạn không được xem thường và bỏ qua bất kỳ cơn đau nào. Nếu cảm thấy đau khớp khuỷu tay, hãy điều chỉnh lại tư thế chơi, nghỉ ngơi nếu đã chơi liên tục trong vài giờ. Chấn thương khuỷu tay thường nghiêm trọng hơn nếu chúng ta tích tụ chúng trong một thời gian dài. Vì thế hãy lắng nghe cơ thể của mình và hỏi thăm ý kiến của chuyên gia, bác sĩ khi cần thiết.
Đa số những ai chơi bóng bàn lâu năm chắc hẳn từng gặp phải tình trạng bong gân mắt cá chân. Đây là tình trạng tổn thương xương cổ chân và dây chằng bao quanh (thường bị giãn hoặc rách), gây ra những vết sưng bầm và đau nhức khó chịu. Nguyên nhân bị bong gân mắt cá chân đến từ việc bạn thực hiện các chuyển động xoay, vặn bàn chân đột ngột để đánh bóng.
Nếu tình trạng chấn thương của bạn ở mức độ nhẹ thì chỉ cần chườm lạnh, băng bó phần mắt cá và nghỉ ngơi trong vài ngày. Còn nếu nặng hơn thì bạn hãy mau chóng đến bệnh viện kiểm tra kỹ càng để hạn chế nguy hiểm đến xương.
Chấn thương đầu gối cũng là một chấn thương phổ biến khi chơi bóng bàn. Tương tự như bong gân mắt cá chân, chấn thương khớp gối là kết quả của những chuyển động nhanh và không thể đoán trước khi chơi. Triệu chứng của chấn thương đến từ những cơn đau nhẹ, từ từ âm ỉ ở đầu gối và xung quanh hoặc sau xương bánh chè.
Để giảm nguy cơ bị chấn thương đầu gối khi chơi bóng bàn, hãy cố gắng trở lại tư thế sẵn sàng nhanh chóng để đón nhận đòn đánh trả sau khi thực hiện cú đánh. Nếu không may bị chấn thương, hãy nghỉ ngơi và tập các bài vật lý trị liệu cho chân. Nếu cơn đau kéo dài, hãy đến bệnh viện để được đeo nẹp chỉnh hình và sử dụng thuốc kháng viêm.
Để phòng tránh chấn thương khi chơi bóng bàn hay bất cứ một môn thể thao nào, bạn đều phải tìm hiểu thật kỹ về bộ môn đó. Hãy thực hiện một số điều sau đây để hạn chế việc chấn thương:
Trên đây là một số chấn thương khi chơi bóng bàn mà bạn nên biết để bảo vệ bản thân. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích đến cho mọi người.
Tuyết Nhi
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.